Xử lý nước thải hiện nay là vấn đề cần thiết bởi vì nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu do nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý chảy trực tiếp ra môi trường. Nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau nên phải xử lý bằng những phương pháp phù hợp. Hãy cùng chúng tôi Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những phương pháp xử lý nước thải được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học hiếu khí
Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí chủ yếu diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau:
Bước 1: Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit hoặc các muối khác. Đây là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.
Bước 2: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic, glixerin, axetat,..
Bước 3: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men metan như methanosarcian và methonaothrix) đã chuyển hóa axit axetic và hydro thành CH4 và CO2.
Phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện kỵ khí
Các loại bể lắng nước thải kết hợp lên men bùn cặn lắng. Trong các công trình này diễn ra quá trình lắng cặn nước thải và lên men bùn cặn lắng, đó là các công trình: bể tự hoại, bể lắng, bể lắng kết hợp với ngăn lên men dạng được ứng dụng để xử lý nước thải và các loại nước thải có thành phần tương tự.
Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc: NT chưa được xử lý được trộn đều với bùn yếm khí theo sơ đồ tuần hoàn.
Bể lọc yếm khí: bể này có lắp đặt các giá thể vi sinh vật kỵ khí dính bám là các loại vật liệu hình dạng, kích thước khác nhau, đóng vai trò như vật liệu lọc. Dòng nước thải có thể đi từ dưới lên hoặc trên xuống. Các chất hữu cơ được vi khuẩn hấp thụ và chuyển hóa để tạo thành CH4, và các chất khí khác.
Bể phản ứng yếm khí có dòng nước thải đi qua tầng cặn lơ lửng.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito…. Các Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn nên dựa trên hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
– Phương pháp kị khí: sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
– Phương pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cần cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Trong quá trình thực hiện các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
– Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng.
Phương pháp xử lý nước thải cơ học
Các tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học. Theo qui trình công nghệ xử lý cơ học, rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn rác hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát.
Việc tách cát ra khỏi nước, nhiều trường hợp hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho công trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá trình lắng có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. Quá trình lắng có thể thực hiện bằng thiết bị Cyclon thủy lực. Hiệu quả xử lý cơ học theo chất lơ lửng có thể đạt 50 – 60%.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,