Khi cần đo nhiệt độ thường sẽ có nhiều cách để đo: sử dụng đồng hồ đo, sử dụng cảm biến nhiệt độ để đo…. Trong đó việc đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 đang được sử dụng khá rộng rãi trong hầu hết các ứng dụng đo lường về nhiệt độ.
Vậy cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì; khái niệm RTD là gì; cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100; các loại cam bien nhiet do pt100 trên thị trường; chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây:
RTD là gì?
RTD là chữ viết tắt của Resistance Temperature Detectors nghĩa là cảm biến nhiệt độ điện trở, dùng để đo nhiệt độ gồm hai loại chính Pt100 và Ni100.
Cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì?
Đây là một thiết bị được các nhà sản xuất thiết kế với mục đích dùng để đo nhiệt độ ở khu vực nhà máy có nhiệt độ cần đo nên nó thường có cái tên gọi là cảm biến nhiệt pt100 hoặc là đầu dò nhiệt pt100
Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum, còn 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Tương tự như vậy với loại cảm biến nhiệt độ Ni100 thì Ni là chữ viết tắt của Nickel và 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Ngoài ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …
Vì sao lại sử dụng Platinium trong chế tạo cảm biến nhiệt độ (Pt100)?
Trong công nghiệp, phần lớn các cảm biến đo nhiệt độ điện trở với vật liệu là platinum-một loại kim loại quý có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Cũng vì vậy, chúng ta thường gọi là cảm biến nhiệt độ Pt100 thay vì gọi là cảm biến nhiệt độ RTD .
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy rằng cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 có dãy đo rộng hơn rất nhiều từ -200 … 850oC , còn cảm biến nhiệt độ Ni100 có dãy đo từ -60 … 180oC . Đối với loại cảm biến nhiệt độ khác thì có dãy đo như sau :
- Pt500 có dãy đo -200 … 250oC
- Pt1000 có dãy đo -200 … 250oC
- Ni500 có dãy đo -60 … 180oC
- Ni1000 có dãy đo -60 … 150oC
- Cu60 có dãy đo -50 … 150oC
- Cu100 có dãy đo -50 … 150oC
Các loại cảm biến nhiệt độ Pt100
Hiện tại trên thị trường có 2 loại cảm biến nhiệt độ Pt100 trên thị trường: loại đầu củ hành và loại dây dò nhiệt với những ưu và nhược điểm khác nhau:
Cảm biến nhiệt độ Pt dạng đầu củ hành | Cảm biến nhiệt độ dạng dây dò nhiệt |
– Đo được nhiệt độ cao trong nước nóng hoặc hơi nóng với nhiệt độ lên đến 8500C– Thiết kế chắc chắn, gắn trực tiếp vào vị trí cần đo– Tín hiệu chuyển về đều và ổn định | – Có thể đo được nhiệt độ dưới 4000C.– Độ chính xác không cao vì có độ dao động của đầu đo.– Thường được sử dụng ở những nơi không gắn được loại đầu củ hành |
So sánh giữa Cảm biến nhiệt độ dạng đầu củ hành và dạng dây dò nhiệt
Có thể tham khảo thêm thông tin về cảm biến nhiệt độ dạng dây dò nhiệt ở đây (Bấm vào đây)
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 có 6 thành phần chính:
- Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100
(1) Đầu dò nhiệt: thành phần quan trọng nhất, thường được làm bằng platinium hoặc nickel.
(2) dây kết nối tín hiệu với đầu ra dạng 2 dây, 3 dây, 4 dây
(3) chất cách điện: được làm bằng gốm giúp cách điện các dây nối từ vỏ bọc bảo vệ.
(4) chất làm đầy: chứa bột alumina được làm khô và đổ đầy vào nhằm bảo vệ cảm biến khi bị rung động.
(5) vỏ bảo vệ: là thành phần tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cần đo, giúp bảo vệ đầu dò cảm biến và dây tín hiệu của cảm biến, trong trường hợp
(6) đầu củ hành: thường làm bằng các vật liệu cách điện như : nhựa , nhôm hay gốm.
Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt100:
Sản phẩm thường có loại 2 dây, loại 3 dây, loại 4 dây nên mỗi loại có cách đấu dây khác nhau, dưới đây là hình ảnh thể hiện cách đấu dây của từng loại:
Vì sao nên sử dụng Pt100 hàng xuất xứ Châu Âu:
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cảm biến nhiệt độ với nhiều mức giá và thương hiệu khác nhau. Vậy tại sao chúng ta nên chọn các loại cảm biến nhiệt độ có xuất xứ từ Châu Âu?
- Sản phẩm Châu Âu với độ chính xác lên đến 99,9% (sai số chỉ khoảng 0,1%)
- Trong các nhà máy lớn thì chỉ cần 1 sai sót nhỏ trong quá trình đo nhiệt độ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, việc đo chính xác nhiệt độ là một việc hết sức quan trọng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho mọi người những kiến thức về Cảm biến nhiệt độ Pt100.