Chăm sóc tóc khô với cách chọn dầu gội nguyên liệu có sẵn tại nhà phù hợp với tóc

Việc chăm sóc tóc cũng quan trọng không kém so với chăm sóc da mặt. Nếu không biết cách chọn dầu gội phù hợp với tóc một cách cẩn thận, tóc của bạn có thể bị xơ rối và hư tổn đấy!!! Chăm sóc tóc khô với cách chọn dầu gội nguyên liệu có sẵn tại nhà phù hợp với tóc

Dầu gội là một sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn phải thường xuyên sử dụng và lựa chọn dầu gội đầu phù hợp có ảnh hưởng rất nhiều đến sự chắc khỏe của mái tóc. Để tìm kiếm được được dầu gội đầu ưng ý, trước tiên bạn cần tìm hiểu loại tóc và tình trạng tóc của mình: Tóc bạn là tóc dầu, tóc mỏng, tóc khô, tóc thường, tóc uốn duỗi hay tóc đã bị hư tổn?

Sản phẩm dành cho tóc dầu sẽ có độ pH cao hơn 5.5, chứa chất tẩy rửa mạnh giúp loại bỏ chất dầu nhờn trên da đầu. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên uốn nhuộm thì những dòng sản phẩm dành cho tóc hư tổn với khả năng bổ sung tính axit giúp cân bằng độ pH trên da đầu và tóc sẽ rất hữu ích.

Nếu bạn đang phân vân về các sản phẩm dầu gội trên thị trường thì cách chọn dầu gội phù hợp với tóc dưới đây sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất!

Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc dầu

Tóc dầu là tóc bị bết dính, mất đi độ phồng và bóng nhẫy. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tóc dầu là do các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh ở vùng da đầu bạn.

Với mái tóc nhiều dầu, bạn nên gội đầu bằng nước lạnh mỗi ngày và dùng đầu ngón tay để nhẹ nhàng xoa bóp mái tóc. Bạn không nên dùng móng tay cào mạnh gây tổn thương cho da đầu, cách gội bằng đầu ngón tay sẽ giúp tóc của bạn có thể sạch hơn và hạn chế sự tiết dầu.

Hãy sử dụng các dầu gội đầu có chứa thành phần kẽm với độ pH cân bằng cho da đầu (pH>6), ít hóa chất, ít chất dưỡng ẩm hoặc chứa tinh dầu thơm.

Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc thường

Đây là loại tóc có độ cân bằng vừa phải giữa tóc dầu và khô, không quá mềm mại hoặc rối xù. Vì thế, những người sở hữu mái tóc này sẽ cần một tỷ lệ khá đồng đều giữa các thành phần dưỡng ẩm và chất tẩy rửa trong sản phẩm dầu gội.

Có thể việc tìm kiếm một sản phẩm dầu gội phù hợp sẽ khó khăn hơn một chút so với bạn, vì đa số các [a link=”https://dongkhai.com/tag/thuong-hieu”]Thương hiệu[/a] trên thị trường hiện nay đều được điều chế cho các loại tóc cụ thể. Tuy nhiên, tóc bạn chưa bị hư tổn nên việc giữ tóc sạch và bóng mượt bằng cách chọn dầu gội phù hợp là điều rất cần thiết.

Hãy đầu tư vào những loại dầu gội giúp làm sạch tóc và đừng quên dùng dầu xả thường xuyên để bảo vệ tóc khỏi bị hư hại do các tác động bên ngoài.

Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc mỏng

Mái tóc mỏng sẽ trông tốt hơn nếu bạn sử dụng dầu gội có chứa chất tạo màng bảo vệ, chẳng hạn như protein và PG-propyl silanetriol, vì chúng sẽ mở rộng đường kính của sợi tóc. Ngoài ra, hãy tránh chất silicon vì nó sẽ khiến mái tóc của bạn nặng nề và khô rối hơn.

Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dầu gội điều trị chứng rụng tóc có chứa các thành phần tự nhiên để tránh gây ra sự kích ứng, nhạy cảm cho tóc thưa mỏng.

Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc xoăn

Để kiểm soát mái tóc xoăn và uốn xù của mình, bạn sẽ cần đến một loại dầu gội với khả năng bổ sung độ ẩm và độ mượt mà cao. Có rất nhiều sản phẩm mới gọi là dầu xả làm sạch, mang đến cho mái tóc của bạn một hỗn hợp nhiều lợi ích cần thiết.

Bạn nên sử dụng dầu gội kết hợp cả tác dụng dưỡng ẩm và làm sạch sâu cho da đầu, giúp mái tóc mềm mại hơn và tránh xơ rối.

Dầu gội bạn chọn nên được chiết xuất từ bơ, mỡ, dầu dừa. Các thành phần hoạt chất như: ethyl và stearyl, panthenol và methicones, silicone và dimethicone, hay tinh dầu và thực vật như lê và các hạt jojoba cũng rất tốt cho tóc mỏng.

Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc hư tổn

Cho dù da đầu của bạn có ít chất dầu nhờn tự nhiên hay xuất phát từ nguyên nhân mất nước, hư hại do nhiệt hoặc các hóa chất thì điều quan trọng nhất vẫn là sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm. Chẳng hạn như một số thành phần như dimethicone và cyclomethicone cung cấp độ mềm mại và sáng bóng, giúp tóc trông khỏe mạnh hơn. Các loại dầu gội đầu lý tưởng để chăm sóc tóc khô thường có độ pH từ 4,5 đến 6,7.

Ngoài ra, bạn cũng không nên gội đầu quá nhiều lần trong tuần, 2–3 ngày mới gội 1 lần và để tóc khô tự nhiên. Nên kết hợp với sử dụng dầu xả, kem ủ, dầu dưỡng để mái tóc luôn mềm mượt.

Việc lựa chọn dầu gội phù hợp cho từng loại tóc là rất quan trọng để giúp cho mái tóc của bạn luôn chắc khỏe, mềm mại và óng ả. Do đó, hãy nhận biết tóc của bạn thuộc loại nào để lựa chọn dầu gội phù hợp nhất nhé!

Mái tóc khô làm bạn trông trở nên luộm thuộm và thiếu sức sống. Không chỉ vậy, tóc khô còn dẫn tới tình trạng rụng tóc và gàu. Tóc trở nên khô khi bạn không cung cấp đủ độ ẩm cho tóc. Nguyên nhân có thể do cơ thể bạn thiếu chất dinh dưỡng hoặc thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như thuốc nhuộm, dầu gội. Để chăm sóc tóc khô, bạn nên ăn uống điều độ hoặc đến các trung tâm chăm sóc tóc để được tư vấn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiết kiệm kinh phí bằng một số mẹo vặt tại nhà:

1. Dầu oliu

Dầu oliu rất giàu vitamin E và chất chống oxy hoá. Các chất này giúp tóc phục hồi bằng cách làm liền ngọn tóc và cung cấp độ ẩm cho tóc. Ngoài ra, dầu oliu còn được sử dụng trong hấp dầu để làm thẳng và tạo độ chắc khỏe cho tóc. Bạn có thể tham khảo cách sau để chăm sóc tóc bằng dầu oliu:

Bước 1: cho một lượng dầu oliu vừa đủ vào chén và làm ấm lò vi sóng.

Bước 2: thoa dầu lên da đầu và tóc và mát xa từ 5 – 10 phút.

Bước 3: quấn tóc bằng một cái khăn ấm và để ít nhất là 30 phút.

Bước 4: gội và xả sạch tóc bằng dầu gội.

Bạn có thể lặp lại quy trình này ít nhất 1 lần 1 tuần để cung cấp thêm dưỡng chất cho tóc.

2. Mayonnaise

Mayonnaise là một thành phần hoàn hảo để chăm sóc tóc khô tại nhà vì trong mayonnaise chứa nhiều protein giúp tóc thêm bóng mượt. Để chăm sóc tóc khô với mayonnaise, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: thoa một lượng vừa đủ mayonnaise dày từ chân tóc đến ngọn.

Bước 2: mát xa da đầu và vuốt từ chân tóc đến ngọn.

Bước 3: ủ kín bằng bao chụp tóc trong 1 tiếng.

Bước 4: xả tóc bằng nước ấm.

Thực hiện quy trình này đều đặn mỗi tuần để đạt hiệu quả chăm sóc tốt nhất.

3. Trứng

Trứng rất hữu hiệu trong việc điều trị tóc khô và hư tổn. Trứng rất giàu protein và lecithin giúp tái tạo độ ấm, khiến tóc trở nên bóng mượt và phục hồi tóc hư tổn. Sau đây là một số hỗn hợp chăm sóc tóc khô với trứng:

Đánh đều lòng trắng của một quả trứng với 2 muỗng nước ấm. Thoa hỗn hợp này lên da đầu và mát xa bằng các ngón tay trong 15 phút. Sau đó gội đầu bằng nước ấm. Thực hiện quy trình này 1 – 2 lần một tuần phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của tóc.

Trộn 3 quả trứng, 2 thìa dầu oliu và một muỗng mật ong. Thoa đều lên tóc và ủ kín bằng bao chụp tóc đầu trong 30 phút, sau đó gội sạch bằng dầu gội với nước ấm. Thực hiện quy trình này 1 lần một tuần để giúp tóc thêm mượt và óng ả.

4. Bia

Bia có thể xem là một loại dầu xả rất tốt cho tóc. Protein trong bia giúp phục hồi và nuôi dưỡng lớp biểu bì trong tóc để giúp tóc thêm bong mượt. Sau khi gội đầu, bạn có thể xịt một lượng nhỏ bia lên tóc. Sau đó để khô tự nhiên trong một vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể xịt bia lên tóc trước khi sấy tóc hay tạo kiểu tóc để cân bằng độ ẩm cho tóc.

5. Bơ

Bơ chứa nhiếu chất béo bão hoà, vitamin A, E và protein rất tốt cho việc chăm sóc tóc khô và hư tổn. Ngoài ra, bơ còn giúp làm thẳng tóc. Bạn có thể dầm bơ với một muỗng cà phê dầu dừa hoặc dầu oliu để tạo một hỗn hợp mịn. Sau khi gội sạch tóc, thoa hỗn hợp này lên tóc từ ngọn tới chân. Sau đó, ủ kín bằng chụp tóc và để yên trong nửa tiếng, sau đó gội lại bằng nước ấm. Thực hiện quy trình này 1- 2 lần một tuần.

6. Chuối

Chuối là một nguyên liệu tuyệt vời khác cho việc chăm sóc tóc khô và hư tổn, cung cấp độ ẩm cho tóc từ gốc đến ngọn, làm mềm và tăng độ đàn hồi của tóc. Bạn có thể dầm chuối chín và thoa lên tóc từ chân đến ngọn. Sau đó, để yên trong vòng 1 tiếng và xả lại tóc bằng nước ấm. Thực hiện quy trình này một lần một tuần để có được kết quả tốt nhất.

7. Mật ong

Mật ong giúp giữ độ ẩm cho tóc, giúp tóc thêm bóng và đầy đủ dưỡng chất. Sau khi gội đầu, hãy cho ½ muỗng mật ong lên tóc và mát xa nhẹ nhàng quanh da đầu. Ủ chụp tóc trong 30 phút và xả lại bằng nước ấm. Thưc hiện quy trình này 2 lần một tuần để có được kết quả tốt nhất.

Một cách khác cũng rất hiệu quả, bạn có thể trộn ít mật ong với dầu xả bình thường, sau đó thoa lên tóc và xả sạch bằng nước ấm. Mật ong sẽ giúp làm tăng dưỡng chất của dầu xả và giúp tóc bạn thêm chắc khỏe.

8. Giấm

Giấm giúp cân bằng độ pH cho da đầu, giúp ngăn ngừa gàu và rụng tóc. Bạn hãy trộn ½ muỗng giấm với một cốc nước. Thoa đều lên tóc sau khi gội đầu. Sau đó, để yên trong 10 phút và xả lại bằng nước sạch. Thực hiện phương pháp này một lần mỗi tuần

Bổ sung vitamin và uống đủ nước

Cuối cùng, bạn đừng quên bổ sung các loại vitamin A, B, C và kẽm trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để tóc không chỉ đẹp từ bên ngoài, mà còn chắc khỏe từ bên trong. Bạn cũng nên uống từ 1 đến 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa tóc khô và gãy rụng.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Cẩn thận kẻo rước họa vào thân

Một số thành phần trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, để tránh bị dị ứng, bạn cần tìm hiểu và chú ý đến các thành phần này trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên đã được kiểm chứng để an toàn hơn.

Tổng quan về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc

Các sản phẩm tạo màu tóc (thuốc nhuộm tóc) thường chứa rất nhiều thành phần gây kích ứng da và dị ứng. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc do dị ứng thuốc nhuộm tóc đều xuất phát từ việc tiếp xúc với thành phần paraphenylenediamine (PPD) có trong sản phẩm làm đẹp này.

Không chỉ có trong thuốc nhuộm tóc, hóa chất PPD còn được tìm thấy trong thành phần của mực xăm tạm thời, mực máy in và xăng. Trong các sản phẩm thuốc nhuộm tóc bày bán trên thị trường, PPD thường được được đóng trong chai riêng và đi kèm một chất oxy hóa.

Khi được kết hợp với nhau, PPD sẽ bị oxy hóa một phần và gây ra phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Các thành phần có thể gây dị ứng trong thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều PPD là sản phẩm có khả năng gây dị ứng cao nhất. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại thường bị đánh lừa bởi các thông tin in trên bao bì, chẳng hạn như thành phần tự nhiên, chiết xuất từ thảo dược…

Do đó, cách duy nhất để nhận biết một loại thuốc nhuộm có khả năng gây dị ứng hay không là tìm hiểu các thành phần của nó. Các thành phần mà bạn cần chú ý là:

Phenylenediamine

Paraphenylenediamine

PPD

PPDA

P – diaminobenzene

P – phenylenediamine

4 – phenylenediamine

4 – aminoanilin

1,4 – diaminobenzene

1,4 – benzeniamine

Màu đen và nâu sẫm là những loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ PPD lớn nhất. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các loại màu này nếu bị mẫn cảm hoặc dị ứng với PPD.

Tuy nhiên, PPD không phải là thành phần duy nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng tương tự cũng có thể xảy ra do các thành phần khác trong thuốc nhuộm tóc, chẳng hạn như ammonia, resorcinol và peroxide.

Để tránh gặp phải dị ứng, bạn có thể lựa chọn các loại thuốc nhuộm tóc có nguồn tự nhiên, chẳng hạn như thuốc nhuộm henna.

Triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm

Mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc nhuộm tóc và dị ứng thuốc nhuộm tóc là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt. Mẫn cảm có thể gây ra các triệu chứng viêm da tiếp xúc, chẳng hạn như rát, châm chích, đỏ và khô da.

Trong khi đó, các triệu chứng do dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Chúng thường xảy ra ngay lập tức hoặc trong vòng 48 giờ sau khi bạn tiếp xúc với thuốc nhuộm. Các triệu chứng này bao gồm:

Cảm giác châm chích và nóng rát trên da đầu, mặt và cổ

Phồng rộp da

Da đầu, da mặt sưng và ngứa

Sưng mí mắt, môi, tay và chân

Nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể

Trong một số trường hợp, dị ứng còn gây ra tình trạng sốc phản vệ – một phản ứng cấp tính có thể gây tử vong. Để giảm thiểu rủi ro, các trường hợp bị sốc phản vệ cần phải được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

Các phản ứng ở da như châm chích, nóng rát, sưng và phát ban

Sưng họng và lưỡi

Khó thở

Ngất xỉu

Nôn mửa

Cách chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc

Dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như:

Nếu phản ứng dị ứng là tức thời và không nghiêm trọng, bạn hãy dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để rửa và gội sạch vùng da đầu tiếp xúc với thuốc nhuộm.

Thoa dung dịch thuốc tím (kali permanganat) vào khu vực bị ảnh hưởng. Dung dịch này giúp oxy hóa hoàn toàn PPD và đẩy lùi tình trạng dị ứng.

Điều trị các triệu chứng viêm da tiếp xúc (như phát ban da và ngứa) bằng các loại kem bôi corticosteroid không kê đơn. Loại kem bôi này có thể sử dụng được tại các vùng da như mặt, cổ và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt và miệng.

Sử dụng dầu gội có chứa corticosteroid, chẳng hạn như clobex để điều trị dị ứng

Sử dụng hydro peroxide để sát trùng nhẹ, làm dịu da, giảm kích ứng và phồng rộp

Dùng thuốc kháng histamine đường uống để hạn chế tình trạng viêm và ngứa

Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc corticosteroid theo toa ở dạng kem bôi, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.

Cách ngăn ngừa tình trạng dị ứng

Bạn có thể gặp phải phản ứng dị ứng đối với bất kì loại thuốc nhuộm tóc nào, kể cả bạn đã từng sử dụng chúng trước đây. Do đó, kiểm tra thành phần thuốc là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, kể cả khi sản phẩm đó được quảng cáo là không gây dị ứng.

Khi có biểu hiện dị ứng, bạn nên ngừng sử thuốc nhuộm ngay lập tức. Lúc này, hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn với hóa chất. Việc tiếp tục sử dụng sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh thuốc nhuộm, các hình xăm tạm thời cũng sử dụng loại mực xăm màu đen có chứa một lượng PPD nhất định. Lượng PPD này sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của bạn trở nên mẫn cảm và dễ bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc hơn.

Những người mẫn cảm với PPD cũng có thể bị dị ứng với các chất khác, chẳng hạn như thuốc gây tê (Benzocaine và Procaine). Do đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình trước khi thực hiện các thủ thuật cần dùng đến thuốc gây tê.

Nhìn chung, các thành phần được sử dụng để điều chế thuốc nhuộm tóc có thể gây ra tình trạng dị ứng. Trong đó, PPD trong thuốc nhuộm tóc là tác nhân chủ yếu nhất. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra xem trong thành phần của thuốc có PPD hoặc loại hoá chất nào có thể gây dị ứng hay không.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển sang sử dụng các loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên hơn để phòng tránh dị ứng thuốc nhuộm tóc.,

Cảm ơn đã xem bài viết!

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments