Ngành công nghiệp cao su có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua và đem lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng nước thải của ngành công nghiệp này thì lại rất khó xử lý, do vậy chi phí bỏ ra để xử lý nước thải cao su thiên nhiên cũng không kém các ngành công nghiệp còn lại vì mức độ ô nhiễm cao, chủ yếu là tổng nitơ và các chất hữu cơ. Hệ cân bằng sinh thái bị đe dọa nếu tiếp nhận các nguồn ô nhiễm như thế. Vì vậy , Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để biết xử lý nước thải cao su cũng được sự quan tâm tương đương với việc tập trung phát triển ngành công nghiệp này.
Xử lý nước thải cao su thiên nhiên
Cũng như các ngành công nghiệp khác thì xử lý nước thải cao su thiên nhiên cũng có các phương pháp khác nhau từ cơ học đến hóa học – hóa lý và sinh học. Mỗi phương pháp xử lý sẽ có đặc thù riêng và nó sẽ giải quyết một hoặc một số vấn đề trong xử lý nước thải cao su.
Phương pháp cơ học: thì có các thiết bị và công trình như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng, tuyển nổi,…
Phương pháp hóa học và hóa lý: thì có trung hòa và keo tụ.
Phương pháp sinh học: sinh học kỵ khí, sinh học hiếu khí (aerotank, mương oxy hóa tuần hoàn, hoặc hồ sinh học (hồ sinh học hiếu khí, hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy nghi).
Hầu hết các phương pháp nêu trên các bạn đã biết được công nghệ, nguyên tắc hoạt động cũng như quá trình thiết kế thi công thế nào. Tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế như thế nào thì còn tùy thuộc vào bản lĩnh của người thiết kế biết cách sử dụng hợp lý các công trình và linh động trong quá trình thiết kế để đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải cao su thiên nhiên đạt chuẩn đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư.
Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải chế biến cao su có pH thấp, trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước.
Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong giai đoạn đánh đông. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit fomic (dùng trong quá trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải là khá cao, có thể lên đến 15.000mg/l. Tỷ lệ BOD/COD của nước thải là 0.6 – 0.88 rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên
Dựa vào các thông số đặc trưng như BOD, COD, tổng N, SS cao, pH thấp khiến cho việc xử lý nước thải cao su thiên nhiên trở nên khó khăn hơn. Để đạt hiệu quả xử lý cao ta cần có sự kết hợp giữa hóa lý và sinh học.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên: Nước thải sau công đoạn sản xuất mủ cao su sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn như cành cây, lá… để tránh làm ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước cũng như các công trình xử lý tiếp theo. Sau khi qua song chắn rác, nước thải được đưa vào bể gạn mủ để loại bỏ những bông mủ hình thành trên mặt thoáng. Tiếp đến, nước thải sẽ được đưa vào 2 bể keo tụ và bể tạo bông để giúp làm giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Tại 2 bể này, chúng ta sẽ cung cấp các hóa chất như phèn và polymer để làm tăng hiệu quả của việc xử lý.
Nước thải sau khi đã loại bỏ cặn ở bể lắng sơ cấp, nước sẽ được đưa sang bể UASB và bể Aerotank nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ có khả năng phân hủy như protein,.. nhờ các quá trình kị khí-hiếu khí. Sau khi qua Aerotank, nước thải tiếp tục được đưa sang bể lắng 2. Tại đây, các bông cặn có trong nước thải sẽ được loại bỏ, nước đầu ra sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT. Bùn thải ra từ các bể lắng và bể UASB, aerotank sẽ xử lý tại bể nén ép bùn.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,