Bia đang ngày càng là thức uống quan trọng, là nguồn vui của những buổi tiệc, những ngày lễ hội, mỗi lần tụ hội bạn bè hay người thân. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đã có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp sản xuất bia ra đời với nhiều mẫu mã và nguồn vị khác nhau. Tuy là đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhưng việc nước thải sản xuất thải ra từ ngành công nghiệp này cũng đang là một vấn đề nhức nhối. Để đảm bảo lượng nước ô nhiễm thải ra ngoài môi trường không bị ô nhiễm, điều mà doanh nghiệp cần phải thực hiện ở đây là xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia. Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia đang được ưa chuộng nhé.
Nguồn gốc phát sinh nước thải nhà máy bia
- Nước thải nhà máy bia phát sinh từ nhiều bộ phận, công đoạn, nhiều nguồn khác nhau. Mỗi công đoạn, bộ phận thì tính chất nước thải khác nhau, cụ thể như sau:
- Nước thải nhà máy bia phát sinh từ công đoạn nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà, bồn lên men,…có chứa nhiều cặn, tinh bột, bã hoa và các hợp chất hữu cơ. Nước thải phát sinh từ khu vực này thường hàm lượng ô nhiễm rất cao.
- Nước thải nhà máy bia phát sinh từ quá trình chiết rót bia sang chai đựng, dịch bia rơi rớt ra ngoài.
- Nước thải nhà máy bia phát sinh từ quá trình súc rửa chai đựng. Nước thải bia phát sinh từ công đoạn này cũng có hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, nước thải từ quá trình này thường có pH cao do thường rửa chai qua nhiều công đoạn như: rửa với nước nóng, rửa với dung dịch kiềm loãng nóng, rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài, tiếp tới là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa lại bằng nước nóng.
- Ngoài ra, nước thải nhà máy bia còn phát sinh từ quá trình làm nguội các thiết bị giải nhiệt, nguồn nước phát sinh thường khá sạch, tuy nhiên nước thường có nhiệt độ cao hơn bình thường.
- Nước thải nhà máy bia phát sinh từ việc rửa ngược hệ thống xử lý nước thải
- Cuối cùng, nước thải nhà máy bia phát sinh từ hoạt động vệ sinh hàng ngày của cán bộ công nhân viên.
Lựa chọn phương án xử lý nước thải nhà máy bia
Vì lưu lượng nước thải sản xuất bia lớn và hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp (SS), cho nên nước thải chảy qua các ống thu gom nước thải của từng bộ phận sản xuất cũng như các bộ phận có phát sinh nước thải, về tại địa điểm xử lý. Tại đây có đặt một song chắn rác, nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trước khi vào hố thu gom, sau khi vào hố thu gom nước thải được trộn đều nồng độ ô nhiễm và sẽ được dẫn đến bể điều hòa, tại đây giữ lại những tạp chất có kích thước nhỏ hơn.
Sau đó được bơm tới bể UASB, tại đây lượng ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân hủy kị khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được dẫn qua bể trung gian, (do yêu cầu nước thải trước khi vào bể xử lý vi sinh hiếu khí Aeroten, để vi sinh vật có thời gian thích ứng). Nước thải sản xuất bia sau khi qua bể Aeroten, đã xử lý nước thải sản xuất bia được lượng ô nhiễm hữu cơ còn lại. Sau đó nước thải được dẫn đến bể lắng để lắng những bông bùn còn sót lại trong quá trình xử lý vi sinh. Trước khi nước được thải ra ngồi môi trường, dẫn đi qua bể khử trùng để khử mùi hôi, và màu. Bùn từ bể lắng và bể Aeroten, UASB được dẫn tới bể nén bùn, trước khi xe đến vận chuyển.
Đánh giá kết quả xử lý nước thải nhà máy bia
Áp dụng cả 2 loại bể Aeroten và UASB và xử lý sinh học, chọn xử lý UASB trước vì : Hàm lượng BOD5 trong nước thải ban đầu cao, phù hợp với xử lý kị khí. Trong phân hủy kị khí phần lớn các chất hữu cơ được phân hủy thành các chất khí bởi vậy lượng bùn phát sinh nhỏ. Bùn phát sinh do phân hủy kị khí nhầy hơn, dễ dàng tách nước hơn so với bùn hiếu khí.
Do nhược điểm của bể UASB nên ta sử dụng bể Aeroten để xử lý tiếp theo. Để xử lý triệt để lượng BOD và Nito tổng mà bể UASB không làm được. Do công đoạn xử lý bằng bể UASB đã giảm cơ bản hàm lượng chất hữu cơ nên cũng khắc phục được hạn chế của xử lý hiếu khí bằng bể Aeroten là lượng bùn phát sinh giảm đáng kể. Vì thế nước thải nhà máy bia được xử lý triệt để hơn.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,