Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn cách xa thành phố vì không dễ tiếp cận với hệ thống thoát nước chung của cả nước. Mặc dù vậy, cơ quan Bảo vệ Môi Trường của Hoa Kỳ ước tính, có khoảng 10 đến 20 phần trăm hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt không hoạt động mỗi năm do nguyên nhân chính là không được chăm sóc đúng cách.
Công Ty Môi Trường SGC với công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đặc biệt hữu ích nhưng đòi hỏi người sử dụng phải bảo trì hệ thống để đảm bảo nó luôn được vận hành một cách trôi chảy.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Bạn có thể hiểu nước thải sinh hoạt đó là loại nước được thải ra do quá trình sử dụng nước hằng ngày như tắm giặt, nấu nướng, hoạt động vệ sinh các nhân,… của con người. Nước thải sinh hoạt thường có màu, mùi khó chịu, có chứa chất hữu cơ, vi sinh vật, cặn bẩn lơ lửng trong nước.
Đặc biệt, nước thải còn chứa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại,… Chính vì điều này mà hiện nay nước thải sinh hoạt cũng được liệt vào một trong những loại nước thải nguy hiểm cho cuộc sống của con người. Do đó, ngày nay có rất nhiều công nghệ ra đời nhằm xử lý nước thải sinh hoạt.
Tác hại của nước thải sinh hoạt
1. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đối với con người
Nước thải sinh hoạt sẽ làm tỉ lệ người mắc bệnh như tiêu chảy, giun sán, viêm da,… tăng lên rất nhiều. Thậm chí nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…
Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nước thải sinh hoạt còn khiến các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi bị ảnh hưởng. Ví dụ: Nguồn nước bị ô nhiễm, cây trồng sẽ không có nước để tưới hoặc nếu có thì cây trồng cũng không phát triển tốt. Còn vật nuôi rất dễ bị nhiễm bệnh bởi trong nước có chứa nhiều vi khuẩn virus, đặc biệt tôm, cá – chúng rất nhạy cảm, chỉ một chút ô nhiễm cũng có thể khiến cả hồ tôm bị bệnh
2. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt với môi trường
Với lượng nước thải không lồ như hiện nay, nhiều người lựa chọn việc xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường để giảm bớt một phần chi phí cho mình. Nhưng vì hành động đó mà sống, suối, ao, hồ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở nguồn nước bị ô nhiễm mà nó còn làm môi trường đất, không khí cũng bị ô nhiễm theo.
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, các sinh vật sống trong nước sẽ không thể sinh tồn, hoặc nếu có thì cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị đột biến gen.
Các phương pháp xử lý nước thải
1. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp kị khí tự động
Quy trình công nghệ xử lý nước thải gồm năm công đoạn chính, gồm: thu gom, điều hòa, xử lý kị khí trong các môđun, xử lý mùi và lắng.
Theo đó, nước thải được đưa về bể thu gom; sau đó bơm lên bể điều hòa, để lắng cặn sơ bộ; rồi được bơm vào các môđun kỵ khí có gắn chất mang vi sinh vật bằng polyetylen qua hệ thống khuấy bổ trợ và được đưa vào bể lắng tiếp theo để xử lý mùi, kết hợp với lắng cặn. Sau quá trình xử lý, nước thải nhiễm hữu cơ đạt tiêu chuẩn môi trường.
Tuy nhiên, phương pháp hiếu khí chỉ xử lý được nước thải có mức độ ô nhiễm thấp, chi phí vận hành cao và tạo ra nhiều bùn thải. Đối với phương pháp xử lý kỵ khí thì cần phải thời gian dài, lại không chủ động về nhiệt độ môi trường nước, hàm lượng vi sinh vật, nước sau xử lý vẫn còn mùi hôi thối.
Để khắc phục các nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí và kỵ khí nêu trên, hiện nay đã có quy trình công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ bằng phương pháp kỵ khí điều khiển tự động.
2. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên
Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn tự nhiên dựa trên nguyên tắc hoạt động của các vi sinh vật có sẵn để phân hủy các hợp chất hữu cơ cũng như các quá trình vật lý và hóa học tương tự như các quá trình xảy ra trong tự nhiên để làm sạch nước thải.
Hệ thống có thể xử lý với hiệu quả cao các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy, hợp chất nitơ, phốtpho, các chất hoạt động bề mặt, vi khuẩn, các chất rắn lơ lửng, màu và mùi có trong nước thải.
3. Xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình bằng bột than hoạt tính
Bột than hoạt tính và nước thải (thường là nước thải sau xử lý sinh học) được cho vào một bể tiếp xúc, sau một thời gian nhất định bột than hoạt tính được cho lắng, hoặc lọc. Do than hoạt tính rất mịn nên phải sử dụng thêm các chất trợ lắng polyelectrolyte.
Bột than hoạt tính còn được cho vào bể aeroten để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Than hoạt tính sau khi sử dụng thường được tái sinh để sử dụng lại, phương pháp hữu hiệu để tái sinh bột than hoạt tính chưa được tìm ra, đối với than hoạt tính dạng hạt người ta tái sinh trong lò đốt để oxy hóa các chất 10% hạt¸hữu cơ bám trên bề mặt của chúng, trong quá trình tái sinh 5 than bị phá hủy và phải thay thế bằng các hạt mới.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.