Nước thải của ngành xi mạ phát sinh không nhiều, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng hàm lượng các kim loại nặng lại rất cao. Chúng là độc chất tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lý hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn.
Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…
Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá công nghệ xử lý nước thải xi mạ trên thị trường nhé.
Nguồn gốc phát sinh nước thải Xi mạ
Nước thải xi mạ phát sinh nhiều từ quá trình làm sạch vật liệu cần mạ và vệ sinh sản phẩm sau mạ. Ngoài ra còn phát sinh từ các hoạt động khác như vệ sinh máy móc thiết bị. Bảo trì bảo dưỡng dây chuyền sản xuất,… Thông thường nước thải xi mạ được chia thành 3 dòng chính: Nước thải kiềm axit, nước thải crom và nước thải cyanua.
– Nước thải kiềm Axit: Phát sinh từ quá trình làm sạch vật liệu bằng hóa chất, thành phần chứa nhiều axít, kiềm, dung môi, dầu mỡ, ghỉ sắt,…
– Nước thải Crom: Chứa nhiều Cr6+ ngoài ra còn có Fe2+, Cu2+ , Ni2+, Zn2+, H2SO4, HCl, HNO3, tạp chất cơ học….Nồng độ tổng các tạp chất dao động trong vòng 30 – 300 mg/l, pH từ 7 đến 1.
– Nước thải Cyanua: Nước thải cyanua ngoài CN- tự do còn có cyanua kẽm, cađimi, đồng… muối, mùn, chất bóng, chất hữu cơ. Nồng độ cyanua gồm cả dạng tự do và dạng liên kết, dao động từ 5 – 300mg/l, nồng độ tổng các kim loại muối của chúng pH dao động từ 1 đến 8 -10.
Thành phần tính chất nước thải Xi mạ.
Nước thải công nghiệp từ xưởng xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ rất axit 2-3, đến rất kiềm 10-11.
Đặc trưng chung của nước thải ngành mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,…
Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,…
Quy trình xử lý nước thải xi mạ diễn ra như thế nào?
Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đang trở thành vấn đề bức thiết của các nhà máy, khu công nghiệp. Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và các kim loại như kẽm, đồng, niken,…
Bên cạnh đó, độ PH của nước thải xi mạ cũng thay đổi liên tục từ tính axit đến tính kiềm. Vì vậy, quy trình xử lý nước thải xi mạ cũng phải đảm bảo được sự thay đổi liên tục đó.
Để quá trình xử lý được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, nước thải thường được tách riêng thành 3 dòng riêng biệt là dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm, nước rửa thiết bị có hàm lượng chất bẩn trung bình và nước rửa loãng.
Tuy nhiên, thành phần và nồng độ các chất độc hại có chứa trong chúng là rất lớn. Không những vậy, nếu quy trình xử lý cũng như công nghệ không đảm bảo thì lại càng nguy hiểm hơn. Một quá trình xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn phải trải qua rất nhiều công đoạn, quy trình khác nhau.
Đầu tiên, nước thải sẽ chảy qua các song chắn rác để loại bỏ các cặn, rác lớn tồn tại trong nước thải. Tiếp đó, Nguồn nước thải sẽ đi qua bể điều hòa, bể phản ứng và keo tụ.
Tại đây, chúng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học với các hóa chất để làm lắng đọng các kim loại nặng hoặc biến đổi chúng thành chất ít độc hơn. Tiếp theo quy trình xử lý nước thải xi mạ, nước thải tiếp tục đưa vào bể lắng để loại bỏ và xử lý bùn. Sau đó, nước thải được đưa đến bể lọc áp lực và đổ ra nguồn tiếp nhận.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.