Công tắc hành trình là gì? Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình như thế nào. Công tắc hành trình dùng để làm gì?
Cách sử dụng công tắc hành trình sao cho an toàn, hiêu quả. Có bao nhiêu loại công tắc hành trình được sử dụng phổ biến hiện nay?
Công tắc hành trình là gì?
Công tắc giới hạn hành trình hay còn được gọi vắn tắt là công tắc hành trình; là một thiết bị giống như cảm biến có tác dụng chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Mỗi loại công tắc hành trình được ứng dụng chuyên biệt cho từng trường hợp lắp đặt cụ thể.
- Công tác hành trình tiếng anh là gì? Công tắc hành trình tên tiếng anh là : “limit switch”
- Các loại công tắc hành trình
Ví dụ 1 : Ở các gia đình hiện nay từ thành thị đến nông thôn. Tủ lạnh là thiết bị gia dụng rất quen thuộc với mọi người. Bạn có để ý rằng khi ta mở tủ lạnh ra thì đèn tủ lạnh sẽ sáng (đối với ngăn mát thôi nhá) đúng không nào? Khi bạn đóng lại thì đèn sẽ tắt (nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy) để tiết kiệm điện năng. Như vậy, khi bạn mở và đóng tủ lạnh = một hành trình rồi đấy.
- Công tắc hành trình tủ lạnh (loại 2 chân)
Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình
Công tắc hành trình hoạt động trên nguyên lý giống như công tắc đèn ở nhà chúng ta hay dùng để bật tắt đèn.
Nhưng thay vì chúng ta dùng tay tắc động lên công tắc đèn; thì công tắc hành trình được lắp đặt tại vị trí tác động bằng lực va chạm giữa vật thể di chuyển và chan công tắc hành trình, khi không có tắc động công tắc hành trình sẽ trở lại vị trí ban đầu.
Nói đơn giản là thay vì dùng tay tắt đèn, thông qua việc đóng cửa sẽ tác động lên công tắc hành trình làm ngắt mạch đèn như ở ví dụ 1.
Cách sử dụng công tắc hành trình
Nếu như bạn lần đầu tiếp xúc với công tắc giới hạn hành trình thì điều đầu tiên bạn cần quan sát xem, công tắc hành trình của bạn là loại nào.
Công tắc giới hạn hành trình cũng có khá nhiều loại nhưng loại thường dùng nhất là loại có 2 chân. Ngoài ra trong công nghiệp công tắc hành có loại 3, 4 cặp tiếp điểm.
Cấu tạo đấu dây cơ bản loại 3 chân gồm có : Chân chung (COM) nối với nguồn. Chân thường đóng (NC), chân thường mở (NO) => cả 2 chân này sẽ được nối vối động cơ
Đến đây chắc bạn cũng hơi bị hoang mang rồi đúng không nào. Đừng lo, vì việc đấu dây công tắc hành trình cũng khá đơn giản. Bạn cứ tưởng tượng nó là một công tắc đèn bình thường.
Nếu là loại nhiều tiếp điểm cần xác định tiếp điểm đấu vào nguồn là được. Các chân tiếp điểm còn lại thì mình kích ra động cơ hoặc đèn.
Ứng dụng công tắc hành trình
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng công tắc hành trình rất nhiều. Nếu bạn để ý sẽ thấy các hệ thống đóng mở cửa tự động, hành trình cuối sẽ tác động vào công tắc hành trình làm dừng quá trình vận hành.
Ví dụ như : hệ thống đóng cửa cuốn có motor dẫn động. Chúng ta chỉ sử dụng 1 lần ấn nút mở cửa hoặc đóng cửa mà không cần phải tắt.
- Công tắc hành trình cửa cuốn
Công tắc hành trình được sử dụng từ rất lâu trong công nghiệp. Do trong quá trình sản xuất, sử dụng các hệ thống chuyển động rất nhiều.
Để giới hạn các chuyển động của hệ thống nào đó thì phải dùng công tắc hành trình là biện pháp tối ưu nhất.
- Công tắc hành trình lắp trên cẩu tải hàng
Các loại công tắc hành trình thường dùng : Công tắc giới hạn hành trình kiểu bánh xe hay còn gọi là kiểu đòn, công tắc hành trình kiểu nút nhấn loại thường dùng trong tủ lạnh gia đình.
Các thương hiệu công tắc giới hạn hành trình
- Công tắc giới hạn hành trình hãng Omron : Hàng hóa thương hiệu Nhật Bản nhưng đa số được sản xuất tại Trung Quốc, ưu điểm giá rẻ
- Công tắc hành trình Schneider : Sản phẩm được dùng rất nhiều trong nhà máy công nghiệp, sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc. Ưu điểm độ bền và ổn định cao. Giá thì hơi mắc hơn Omron nha anh em.
- Thiết bị công tắc hành trình hãng Hanyoung : thương hiệu cảm biến hành trình của Hàn Quốc trong vài năm trở lại đây được dùng thay thế các sản phẩm kém chất lượng từ Trung Quốc. Chất lượng tương đối ổn định. Giá cả cạnh tranh tốt.
Cám ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về công tắc hành trình hoạt động như thế nào, ứng dụng công tắc giới hạn hành trình,…