Trong tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp vẫn xảy ra nghiêm trọng, nhất là ở các công trường xây dựng, các mỏ khai thác trên đất liền, trên cao, trên mặt nước, dưới đất, dưới nước…
Việc hằng năm “Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ” được tổ chức có ý nghĩa rất lớn, nhắc nhở các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp (DN) cần chú trọng hơn nữa công tác này. Những đơn vị, DN không coi trọng đầu tư cho công tác này thường trả giá rất đắt bằng tính mạng con người, tài sản hoặc thậm chí phá sản và chịu trách nhiệm hình sự.
Trong tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp vẫn xảy ra nghiêm trọng, nhất là ở các công trường xây dựng, các mỏ khai thác trên đất liền, trên cao, trên mặt nước, dưới đất, dưới nước… Việc hằng năm “Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ” được tổ chức có ý nghĩa rất lớn, nhắc nhở các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp (DN) cần chú trọng hơn nữa công tác này. Những đơn vị, DN không coi trọng đầu tư cho công tác này thường trả giá rất đắt bằng tính mạng con người, tài sản hoặc thậm chí phá sản và chịu trách nhiệm hình sự.
Trong Bộ luật Lao động 2012, tại chương IX về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Điều 133 quy định: ”Mọi DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến LĐSX phải tuân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ”. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người tham gia làm việc tại môi trường lao động và trong môi trường sinh thái của địa phương mà đơn vị, DN đóng trên địa bàn. ATVSLĐ – PCCN cũng là yếu tố cạnh tranh vào loại quan trọng bậc nhất của DN. Nếu để xảy ra mất ATLĐ, xảy ra TNLĐ, cháy, nổ… sẽ gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, của cải vật chất, hủy hoại môi trường sinh thái… làm cho DN có thể bị lụn bại, phá sản.
Để hỗ trợ cho công tác này, khoa học về bảo hộ lao động, ATVSLĐ và PCCN được chú trọng nghiên cứu và có nhiều viện nghiên cứu, trong đó có các viện của Tổng LĐLĐVN, của Bộ LĐTBXH, của các tập đoàn, DN lớn, các DN có nghề nghiệp đặc thù. Bộ Y tế cũng có các quy định chặt chẽ về các chỉ số trong môi trường lao động, vệ sinh, sạch sẽ, an toàn cả trong nước uống và thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, tiêu chuẩn nhà vệ sinh.
Các đơn vị DN nên quan tâm vận dụng môn học về công thái học (ergonoie) – môn học về quan hệ con người và máy móc thiết bị, môi trường trong điều kiện công nghệ đặc thù của đơn vị mình. Con người có ngưỡng cao và ngưỡng thấp về sức chịu đựng sinh lý cơ thể. Tác động của môi trường lao động lên con người, nếu ở dưới mức cao và cao hơn mức thấp của sự chịu đựng của cơ thể và ở mức tối ưu thì con người sẽ không bị mệt mỏi, nhầm lẫn trong thời gian lao động dài. Sự tỉnh táo, minh mẫn và khỏe mạnh về sức khỏe sinh học và sức khỏe tinh thần tâm lý, cảm giác an toàn và sạch sẽ làm cho NLĐ an tâm làm việc, động tác lao động sẽ được thực hiện một cách chính xác, tin cậy.
Trong Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001-2008, về quản lý chất lượng có quy định rõ về môi trường làm việc phải an toàn về các phương diện vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý, tinh thần, điều này có nghĩa là trước khi kiểm soát chất lượng hàng hóa, phải kiểm soát được chất lượng lao động, trong đó điều kiện ATVSLĐ, PCCN, chống bệnh nghề nghiệp được đưa lên vị trí cần đặc biệt quan tâm. Quá trình cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển tự động, đo lường và điều khiển từ xa, áp dụng công nghệ thông tin, máy tính điện tử, đối với quy trình công nghệ sẽ giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của con người tại vị trí lao động công nghệ, sẽ giảm bớt nguy cơ mất an toàn lao động hơn.
Tiếp đó là công tác phòng hộ và cứu hộ: Trong đơn vị tổ chức, DN cần có tổ chức và con người cụ thể được đào tạo về kỹ năng phòng chống cháy nổ, cứu hộ an toàn lao động, được trang bị phương tiện cứu hộ và phòng hộ bảo vệ người cứu hộ khi xảy ra sự cố và TNLĐ. Tất cả mọi người đều phải được tập huấn, thực tập cách xử lý khi sự cố xảy ra. Lãnh đạo DN, tổ chức CĐ cần nắm vững quy định của pháp luật về quy trình xử lý TNLĐ và PCCN.
An tâm làm việc trong môi trường sạch sẽ, an toàn và có cứu hộ sẽ tăng sức cạnh tranh của DN, đáp ứng được quy định về vấn đề này trong các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế song phương và đa phương trong kinh tế thị trường phạm vi khu vực và trên thế giới.