Hiện nay các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông đều có chế độ bán trú, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Do đó, tại các trường học đều có nhà ăn dành cho học sinh và giáo viên. Do đó, nước thải trường học không chỉ là nước thải từ khu vệ sinh, nước mưa chảy tràn mà còn có nước thải từ nhà ăn. Thành phần tính chất nước thải chứa nhiều dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ cao. Công Ty Môi Trường SGC đưa ra các phương pháp xử lý nước thải trường học tiên tiến nhất trên thị trường nhé.
Đặc điểm nước thải trường học
- Tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn…
- Các hoạt động bài tiết của con người.
- Lượng phát sinh nước thải sinh hoạt rất lớn, tùy thuộc vào mức thu nhập, thói quen của dân cư và điều kiện khí hậu. Đối với Việt Nam tiêu chuẩn cấp nước cho các đô thị lớn ở mức 150-200 l/người.ngày, vùng nông thôn 100 l/người.ngày. Có thể ước tính 60-90% lượng nước cấp sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt tùy vùng và thời tiết.
Nước thải sinh hoạt có khoảng 52% chất hữu cơ, 48% chất khoáng. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều hợp chất hữu cơ không bền sinh học (như hydrocacbon, protein, mỡ), chất rắn lơ lửng và mùi khó chịu; lượng lớn vi trùng, vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Các nguồn tiếp nhận (sông, hồ) bị ô nhiễm tức là suy giảm cả về chất và lượng đối với tài nguyên nước đã rất hạn chế. Ô nhiễm nước được xem là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải trường học
- Nước thải từ WC sẽ được dẫn về hầm tự hoại trước khi đến hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên trong hầm tự hoại diễn ra 2 quá trình:
- Quá trình tĩnh-lắng cặn: dưới tác dụng của trọng lực các hạt cặn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể, tại đây vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ. Nước sau tách cặn theo đường ống ra khỏi bể.
- Quá trình lên men: cặn lắng dưới đáy bể sẽ được vi sinh vật kỵ khí phân hủy nhằm giảm thể tích và mất mùi hôi. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, hàm lượng vi sinh vật…
- Nước thải nhà ăn được thu gom vào bể tách dầu mỡ phát sinh từ nhà bếp tránh gây tắc nghẽn bơm. Trước khi vào bể tách dầu mỡ sẽ được dẫn qua song chắn rác để tách một số chất rắn lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải.
- Sau đó cả 2 nguồn thải sẽ được dẫn vào bể điều hòa. Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống thổi khí để tránh lắng cặn và phát sinh mùi nước thải. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định trong cả quá trình xử lý.
Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí có khả năng xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, và không cần cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một nửa lượng oxy khi nitrat hóa khử ion NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử ion NO3-. Nước thải trong bể hiếu khí được tuần hoàn liên tục về bể thiếu khí với lưu lượng từ 50% – 100%.
Công nghệ MBR: là loại bể xử lý kết hợp cả phương pháp sinh học và vật lý. Các màng lọc sinh học trong bể có cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết lại với nhau, và mỗi sợi rỗng lại được cấu tạo như màng lọc với lỗ rất nhỏ mà vài loại vi sinh vật không có thể xuyên qua. Với kích thước lỗ khoảng 0,01 – 0,2 µm thì các chất rắn, chất hữu cơ, VSV trong nước thải sẽ bị giữ lại, nước trong sẽ xuyên qua lớp màng lọc và được bơm thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc hay khử trùng.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,