Tìm Hiểu Kỹ Thuật Pha Màu Và Các Loại Mực In Ấn Cơ Bản

Ky thuat in mau in lua

Công thức pha màu trong lĩnh vực in cũng như những kỹ thuật in ấn khác rất quan trọng, màu sắc là một vấn đề khá nan giải, vì về màu sắc bắt buộc phải chuẩn màu, không được phép sai. Tuy nhiên những màu gốc thường chỉ là những màu căn bản không như mong muốn, lên việc tự pha nếu không nắm được công thức pha màu không hề đơn giản.

Pha màu đẹp bạn sẽ tạo ra được một sản phẩm in chất lượng, đẹp, và điều quan trọng là sự hài lòng của khách hàng. Đôi khi chỉ là một mẫu in nhỏ cũng tạo được ấn tượng

Ngày nay công nghệ rất hiện đại, các bạn có thể trộn màu in trên máy tính. Một số nhà cung cấp còn cung cấp mực in với phần mềm pha màu trên vi tính. Được thiết kế sao cho bất kỳ màu nào đều có thể pha ra một màu mong muốn nhất định. Các chương trình này cho phép pha trọn các màu một cách cụ thể với độ chính xác cao. Điều này tránh lãng phí mực do pha quá nhiều hoặc kết hợp không đúng màu.

Phan mem pha mau

Tìm hiểu một vài khái niệm:

1/ Màu dương tính:
Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2/ Màu âm tính:
Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ:
Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

Tim Hieu Ky Thuat Pha Mau Va Cac Loai Muc In An Co Ban 1

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu .

Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M00 – Y00 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y00 – K:0) số 84 (C:80 – M00 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than số 68 (C00 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ họa và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng tỷ tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

—  Các loại mực in phổ biến:

Muc In e1657288059836

a) Mực in gốc nước (còn gọi là mực nước hay water-based ink):
Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C)
Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ … Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn.
Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…

Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.
Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.

Tim Hieu Ky Thuat Pha Mau Va Cac Loai Muc In An Co Ban 3

b) Mực in gốc dầu
Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu.
Đặc trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solven thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trương khác nhau về xử lý trung gian.
Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.
Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), Không kim loại nặng (Non-metal), Không Phthalete (Phthalete free) hay không Formandehyde (Formandehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng đây cũng là điều cần biết để bảo đảm an toàn.

c) Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
Trước hết phải nói là mực Plastisol là mực điều chế in trên vải thuộc gốc dầu nhưng được tách ra 1 đề mục riêng vì có một số đặc điểm cần nói riêng cho loại mực này kẻo nhầm lẫn.

Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu.
Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Có thể dùng làm keo ép foil cũng tốt nữa. Dễ lên cao nếu sử dụng đúng loại High density.
Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dầy. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.

Tim Hieu Ky Thuat Pha Mau Va Cac Loai Muc In An Co Ban 2

d) Mực UV
Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in được trên rất nhiều chất liệu và độ bám tốt.
Mực UV còn có 1 lợi điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác và khi người ta muốn làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt thì đều rất tốt.
Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV cống hiến rất nhiều cho vào nền mỹ thuật ứng dụng.

Mẫu pha màu từ một số màu cơ bản:

1Pha mau Ky Thuat In An

2Pha mau Ky Thuat In An

3Pha mau Ky Thuat In An

4Pha mau Ky Thuat In An

e) Mực in Sublimation
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên 1 tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.

Cảm ơn đã xem bài viết!

 

 

 

 

blank
Author: Đông Khải
Đông Khải Blog cung cấp những nội dung gia trị cùng với cộng đồng, nhận dịch vụ phát triển nội dung, viết bài marketing, seo từ khóa, thiết kế website, seeding nội dung các nguồn theo yêu cầu...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận