Kỹ Thuật [a link=”https://dongkhai.com/tag/in-hop-giay”]In hộp giấy[/a] là hình thức trang trí bề mặt sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau. Sản phẩm của bạn có khoảng vài giây để có được sự ấn tượng từ khách hàng, vì vậy việc trang trí bề ngoài cho sản phẩm là điều quan trọng giúp dễ tiếp cận với khách hàng hơn.
1. Kỹ Thuật Dập Chìm / Dập Nổi
Trong các kỹ thuật gia công sau in, kỹ thuật dập chìm được sử dụng khá phổ biến, với hiệu ứng tạo thành rất độc đáo, ấn tượng. Công nghệ in ấn ngày càng phát triển nhưng kỹ thuật dập chìm vẫn được nhiều người lựa chọn.
Phương pháp [a link=”https://dongkhai.com/tag/in-hop-giay”]In hộp giấy[/a] như kỹ thuật dập chìm, dập nổi rất thích hợp với giấy mỹ thuật và các loại giấy có độ xốp cao.
Nhà in sẽ tiến hành dập, cán các hoa văn chìm nổi trên giấy để tạo điểm nhấn, tạo chiều sâu và điểm nhấn riêng cho sản phẩm.
Kỹ thuật dập này được sử dụng cho các loại các ấn phẩm mang tính thẩm mỹ cao như catalogue, brochure, tạp chí…
Xem thêm: Kỹ Thuật Pha Màu
2. Kỹ Thuật In Ép Kim
Ép kim là kỹ thuật sử dụng nhiệt và lực ép lớp kim loại mỏng lên giấy hoặc da nhằm làm nổi bật logo, dòng chữ, hoa muốn nhấn mạnh, tạo được sự thu hút. Ép kim được sử dụng đa dạng cho nhiều loại ấn phẩm như: namecard, thiệp voucher, menu, catalogue, túi giấy…
Trong quá trình in hộp giấy, nếu bạn muốn nhấn mạnh phần logo, biểu tượng, phần chữ, hình ảnh trên những hộp giấy thì sử dụng kỹ thuật ép kim là một lựa chọn sáng suốt.
Các màu ép kim rất đa dạng như vàng, bạc, xanh, đỏ…Phổ biến nhất vẫn là ép kim nhũ vàng và nhũ bạc. Kỹ thuật ép kim thường được sử dụng trên các loại bao bì cao cấp như hộp giấy, túi giấy, hay các mẫu catalogue,…
3. Kỹ Thuật Cán Màng
Kỹ thuật cán màng là phương pháp phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp polyme, tùy theo mục đích sử dụng mà có hai loại màng để lựa chọn là cán màng bóng và cán màng mờ. Cán màng tăng thêm độ bền cho ấn phẩm. Giữ mực in không bị phai màu, không bị ố, màu sắc vẫn rõ nét, ấn phẩm có tính hiện đại và thẩm mỹ cao.
Khi thành phẩm hộp giấy hoàn thành, để giữ cho màu sắc luôn sống động, sắc nét, mực in được rõ ràng, giữ cho chất lượng hộp giấy bền bỉ trong thời gian dài thì lớp giấy in cần được cán qua lớp màng bảo vệ. Có nhiều phương pháp cán màng khác nhau như cán màng mờ, cán bóng hoặc cán gân tùy vào nhu cầu và mục đích của khách hàng.
Trên thực tế, giữa một thành phẩm hộp giấy in không cán màng và cán màng, rõ ràng các [a link=”https://dongkhai.com/tag/san-pham-hop-giay”]Sản phẩm hộp giấy[/a] được cán màng sẽ đẹp hơn, sang trọng hơn và đẳng cấp hơn.
4. Phương Pháp Phủ UV Trên Bề Mặt Hộp Giấy
Là phương pháp cũng như nguyên lý in giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy UV và các công đoạn khác như xử lý Corona, flame, plasme, UV nitro,…để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.
Với phương pháp này, các kỹ thuật viên in ấn sẽ phủ lên bề mặt hộp giấy một lớp màng mực UV. Các thành phẩm dưới tác động của ánh sáng sẽ trở nên bắt mắt hơn hẳn.
Thông thường, cán toàn phần và cán UV từng phần là 2 kiểu phủ UV phổ biến nhất trong in hộp giấy.
5. Phương Pháp Cấn Bế Trong In Ấn Hộp Giấy
Cấn bế trong In ấn là công đoạn là điều chỉnh lại giấy in sao cho chuẩn xác và cho ra những sản phẩm in ấn đẹp mắt hay nói đơn giản đó là công đoạn tạo hình cho sản phẩm in ấn
Để tạo nên các thành phẩm hộp giấy có hình dáng đặc biệt dựa theo mong muốn, đội ngũ chuyên viên in ấn sẽ làm khuôn để bế thành phẩm theo yêu cầu từ khách hàng.
Đây là một trong những phương pháp in ấn được ứng dụng phổ biến trong in bao bì hộp giấy, tờ gấp, menu,…