Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người và tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh. Ngày nay, các khu công nghiệp hình thành lên ngày một nhiều, đi kèm sự phát triển như vũ bão đó, là lượng nước thải đổ ra môi trường ngày một tăng cao khiến cho môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì thế nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp là một điều không thể thiếu ở đây.
Đặc trưng của nước thải khu công nghiệp
Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với các loại nước thải khác.
Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nếu không xử lý nước thải công nghiệp cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước, các loại nước thải này sẽ gây ra hư hỏng đường ống, cống thoát nước.
Vì vậy, yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sơ bộ trước khí xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
Với hàng loạt các loại nước thải với lưu lượng rất lớn được thu gom về như vậy, nên các thành phần có trong nước thải công nghiệp khá phức tạp, và hầu hết đều có chứa các chất gây ô nhiễm cần phải xử lý như: BOD, COD, N, P, SS, kim loại nặng,… Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến là:
– Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cơ học;
– Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa lý;
– Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sinh học;
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cơ học
Để đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo, xử lý nước thải công nghiệp cơ học được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan trong nước.
Tùy vào kích thước, tính chất hóa lý, hàm lượng cặn lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà ta áp dụng một tỏng các quá trình như: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực ly tâm, lọc và tuyến nổi,…
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa lý
Cơ chế của phương pháp xử lý nước thải công nghiệp là đưa vào nước thải một chất (hoặc hợp chất) phản ứng nào đó, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất bẩn có trong nước thải nhằm loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp thường được sử dụng là: quá trình keo tụ-tạo bông, hấp phụ, oxy hóa-khử, trích ly, tuyến nổi,…
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sinh học
Nói đến xử lý sinh học là nói đến các vi sinh vật. Bản chất của phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ sinh học là phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải bằng các vi sinh vật có lợi. Đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, và một số chất vô cơ gây ô nhiễm khác như: H2S, Sunfit, Ammonia, Nitơ,…
Các chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nước thải sẽ trở thành thức ăn để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Phương pháp này được chia làm 2 loại: kỵ khí và hiếu khí.
Công Ty Môi Trường Công Nghệ Sài Gòn cung cấp dịch vụ môi trường như: xử lý nước thải công nghiệp, xử lý khí thải, xử lý chất thải, cung cấp hóa chất, đề án bảo vệ môi trường, DTM, tư vấn thủ tục môi trường, xử lý nước sạch … Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một dịch vụ tốt cũng như giá cả phải chăng nhất trên thị trường hiện nay.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,