Công nghệ MBR là công nghệ mới, xử lý nước thải kết hợp dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động thông qua quy trình vận hành bể SBR sục khí và công nghệ dòng chảy gián đoạn. Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc sinh MBR của Công Ty Môi Trường SGC là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội.
Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý . Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc sinh MBR lại tách bằng màng.
Cơ chế xử lý nước thải bằng màng lọc sinh MBR
- Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.
- Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
- Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng .
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc sinh MBR
- Tăng hiệu qủa xử lý sinh học 10-30% do MLSS tăng 2-3 lần so với Aerotank truyền thống.
- Tiết kiệm diện tích xây dựng vì thay thế cho toàn cụm bể Aerotank -> lắng -> lọc -> khử trùng.
- Hệ thống tinh gọn, dễ quản lý do có ít công trình đơn vị.
Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực. Có 2 cách làm sạch màng:
Cách 1: Làm sạch màng bằng cách thổi khí: Dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lỗ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám khỏi màng.
Cách 2: Làm sạch màng bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất. Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần).
Công Môi Trường SGC được thành lập bởi những kỹ sư có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Đội ngũ chuyên gia tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành tại SGC được đào tạo kỹ thuật lâu năm, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,