Tiên thiên bát quái trong phong thủy

Lượng thông tin trên la bàn được đúc kết, cô đọng trong Ma phương, và Ma phương thì lại hình thành nên những yếu tố cơ bản của Bát Quái Đồ: một công cụ được dùng để khảo sát ngôi nhà hay văn phòng của chúng ta…Tiên thiên bát quái trong phong thủy

Bát quái đồ tượng trưng cho hành trình của cuộc đời, hay đạo, và chúng ta có thể dùng nó để tạo ra những không gian sinh sống, làm việc và thư giãn đem lại cho ta sự thoải mái.

Bát quái có nguồn gốc thế nào?

Tiên thiên bát quái trong phong thủy

Theo quan điểm triết học thì trước khi vạn vật trong vũ trụ hình thành gọi là Tiên thiên. Còn khi đã có vạn vật trong vũ trụ gọi là Hậu thiên. Đó chỉ là một định nghĩa dùng để phân chia phạm vi giai đoạn mà thôi.

“Bát là Tám, Quái là Quẻ” Bát Quái hiểu đơn giản là tám quẻ, bao gồm:
Khảm: nghĩa là nước
Cấn: là núi
Chấn: là sấm chớp
Tốn: là gió
Ly: là lửa
Khôn: là đất
Đoài: là đầm, vùng trũng
Càn: là trời
Đây là tám quẻ tương ứng với tám hướng, lần lượt là:
Khảm: Bắc
Cấn: Đông Bắc
Chấn: Đông
Tốn: Đông Nam
Ly: Nam
Khôn: Tây Nam
Đoài: Tây
Càn: Tây Bắc
Mỗi quẻ lại ứng với một hành trong ngũ hành:
Khảm: hành Thủy
Cấn: hành Thổ
Chấn: hành Mộc
Tốn: hành Mộc
Ly: hành Hỏa
Khôn: hành Thổ
Đoài: hành Kim
Càn: hành Kim.

Nguồn gốc của bát quái cụ thể từ kinh dịch truyền rằng do vua Phục Hy làm ra. Vua Phục Hy quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hóa đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gây ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương. Để tượng hình 2 vật ở hai thái cực đó, ông vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm Từ đó ngài định ra Bát quái đồ.

Thái cực khởi đầu sinh ra lưỡng nghi tức là âm và dương, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, tức là tám quẻ có 3 vạch. Phục Hy sáng tạo hình tiên thiên bát quái. Ý nghĩa là những vật đối nhau như: Càn – Khôn, Cấn – Đoài, Tốn – Khảm,…

Tiên thiên Bát quái là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt).

Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương. Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.

Sự khác nhau giữa tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái

Tiên thiên bát quái là cố định – vô hình – nội tại. Hậu thiên bát quái là chuyển động – hữu hình – khách quan. Đối với Tiên thiên bát quái ta áp dụng cho gương bát quái và chỉ cần treo quẻ CÀN lên trên (đã trình bày ở phần trên) là sẽ có tác dụng.

Đối với Hậu thiên bát quái thì phức tạp hơn. Nó dùng để ứng dụng trong cuộc sống có nhiều biến động, đưa những biến động xấu không phù hợp chuyển đổi sang thành hình thể tốt phù hợp với từng cá nhân mệnh quái.

Bằng cách đặt mệnh của chủ nhà theo ứng dụng của Hậu thiên bát quái để được sao tốt mà mình muốn chế hóa.

Để khắc phục điểm xấu này, người ta dùng phương pháp sử dụng các sao tốt phù hợp để chế hóa theo nguyên tắc: SINH KHÍ GIÁNG NGŨ QUỶ–THIÊN Y CHẾ TUYỆT MỆNH—DIÊN NIÊN(PHÚC ĐỨC) YỂM LỤC SÁT–PHỤC VỊ YÊN HỌA HẠI.

Ứng dụng của bát quái trong phong thủy

Tương truyền nếu gia đình biết sắp xếp, hướng nhà thuận lợi thì sẽ gặp được nhiều may mắn, sung túc. Bát Quái được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông, không chỉ dừng lại trong Phong Thủy.

Trong Bát Trạch Minh Cảnh

Bát Trạch Minh Cảnh sử dụng Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở, phân nhà ở ra 8 cung tốt xấu khác nhau, bao gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Đồng thời cũng phân gia chủ (chủ nhà) vào.

Bát trạch minh cảnh là một trường phái phong thủy cổ xưa, sự luận đoán của phái Bát trạch dựa theo 8 quẻ của Bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, cụ thể như sau:

Càn: đại biểu cho Cha
Khảm: đại biểu cho con trai thứ
Cấn: đại biểu cho con trai út
Chấn: đại biểu cho con trai cả
Tốn: đại biểu cho con gái cả
Ly: đại biểu cho con gái giữa
Khôn: đại biểu cho mẹ
Ðoài: đại biểu cho con gái út

Trong trường hợp các cung trong nhà không đều nhau thì các cung nhỏ tượng trưng cho sự bất lợi của những cái nó đại biểu. Ví dụ như cung Tốn là cung có diện tích rất nhỏ trong nhà, tượng trưng cho sự bất lợi về người con gái cả.

Sự phân chia các cung trong nhà giống như đã đề cập trước đây tức là định tâm điểm của căn nhà rồi chia ra làm 8 cung như trong hình vẽ đã trình bày trước đây. Ở đây chúng ta không bàn chi tiết về các thuyết của phái Bát trạch mà chỉ bàn về Trạch quái và Mệnh quái vì những thuyết này được dựng lên dựa theo Hậu thiên Bát quái.

Trạch quái và Mệnh quái

Trạch quái là các quẻ về cung ứng dụng cho căn nhà dựa trên phương Tọa của căn nhà trong khi đó Mệnh quái là các quẻ về hướng ứng dụng theo tuổi của người ở trong căn nhà.

Theo sự hiểu biết của tôi thì Trạch quái ứng cho các cung của nhà, trong khi Mệnh quái ứng cho các hướng của người ở trong nhà. Các hướng cửa chính, lò bếp ảnh hưởng bởi Mệnh quái của chủ nhà còn các hướng ngồi làm việc, hướng đầu nằm ngủ có tính cách cá nhân.

Hai loại quẻ này có cung giống nhau khi có cùng một loại quẻ và mỗi loại quẻ lúc nào cũng có 8 sao như sau đây:

Sinh khí thuộc Mộc là sao tốt nhất. Chỉ về tài vận cực tốt, khỏe mạnh, rất vượng về người.
Phúc đức (còn gọi là Diên niên) thuộc Kim là sao tốt nhì. Tài vận rất tốt, sống thọ, khỏe mạnh, vợ chồng hòa khí.
Thiên y thuộc Thổ là sao tốt thứ 3. Bệnh tật thuyên giảm, tài vận cũng tốt, khỏe mạnh sống lâu.
Phục vị thuộc Mộc là sao tốt thứ 4. Tài vận tốt thường, khí vận trung bình, sức khỏe và gia vận trung bình.

Họa hại thuộc Thổ là sao ít xấu nhất. Khó tích tụ tiền của, kiện tụng thị phi, thường bị tranh chấp, trộm cướp.
Lục sát thuộc Thủy là sao ít xấu thứ nhì. Tài vận không tốt, tranh cải thị phi, tai họa liên tục, nhiều bệnh.
Ngũ quỷ thuộc Hỏa là sao xấu thứ nhì. Phá tài bại nghiệp, coi chừng hỏa hoạn, sức khỏe kém, tinh thần không ổn định.
Tuyệt mệnh thuộc Kim là sao xấu nhất. Tài vận cực kém, nhiều bệnh, tổn thọ, họa tuyệt tự, thương tật bất ngờ.
Mỗi loại quẻ có tên kêu dựa theo tên của các quẻ Bát quái như Càn, Khôn…

Trạch quái là gì ?

Trạch quái dùng phương của tọa làm tên quẻ như nhà tọa Ðoài (Tây) hướng Chấn (Ðông) tức là phía sau quay ra hướng Tây, phía trước quay ra hướng Ðông. Như vậy nhà này thuộc quẻ Ðoài, các trường hợp khác tương tự.

Cách tính mệnh quái

Cách tính Mệnh quái: Dùng năm sinh để tính bằng cách lấy từng số của năm sinh cộng với nhau. Sau đó lấy từng số của số thành cộng với nhau. Tiếp tục như vậy cho đến khi số thành nhỏ hơn 10. Dùng số nhỏ hơn 10 này để tìm quẻ của người này.

Ví dụ Nữ sinh năm 1947: 1+9+4+7 = 21 từ đó 2+1 = 3 là Đoài

Rồi dựa theo bản Trạch quái hay Mệnh quái dưới đây để biết sao nào ở cung hay hướng nào.
Ví dụ như người nữ mệnh sinh năm 1947 có Mệnh quái là quẻ Ðoài tính theo Bát trạch cổ truyền người mệnh quái Đoài có

Sinh khí ở hướng Tây bắc
Họa hại ở hướng Bắc
Phúc đức ở hướng Ðông bắc
Tuyệt mạng ở hướng Ðông
Lục sát ở hướng Ðông nam
Ngũ quỷ ở hướng Nam
Thiên y ở hướng Tây nam
Phục vị ở hướng Tây

Nếu tính theo Bát trạch Lạc việt thì Thiên y và Lục sát đổi chỗ.

Bát trạch Lạc việt là của cụ Thiên sứ, phái này chủ trương đổi chỗ Tốn Khôn, bản thân mình cho rằng điều này không đúng…

Phối hợp Sao và Cung trong Bát trạch

Trạch quái thì dùng tọa làm tên quẻ rồi cũng dùng bản Trạch quái hay Mệnh quái trên đây mà định sao ở từng cung của nhà xem tướng số. Tuy các sao có tốt xấu nhưng tùy theo sao ở cung nào thì tốt xấu, nặng nhẹ thay đổi do ảnh hưởng của Ngũ hành sinh, khắc giữa cung và sao chiếu vào cung.

Ðặc tính xấu hay tốt gia tăng khi sao và cung cùng hành (như sao Sinh khí thuộc hành Mộc chiếu vào cung Ðông cũng là hành Mộc nên năng lực của sao được sự hỗ trợ của cung mà gia tăng sự tốt lành), hoặc sao là hành con của cung dựa theo chiều tương sinh của Ngũ hành (như sao Ngũ quỷ thuộc hành Hỏa chiếu vào cung Ðông nam thuộc hành Mộc nên vì Mộc sinh Hỏa nên đặc tính xấu của sao Mộc này được tăng thêm vì hút được năng lực của cung).

Ðặc tính xấu hay tốt của sao gia tăng khi sao là hành con của cung (như sao thuộc hành Thủy chiếu vào cung thuộc hành Kim).

Ðặc tính xấu hay tốt của sao giảm đi khi sao là hành mẹ của cung (như sao thuộc hành Hỏa chiếu vào cung thuộc hành Thổ).

Ðặc tính xấu hay tốt của sao giảm đi khi cung là hành khắc sao (như sao thuộc hành Hỏa chiếu vào cung thuộc hành Kim).

Ðặc tính của sao không ảnh hưởng đến cung nó chiếu vào khi sao khắc với cung (như sao thuộc hành Hỏa chiếu vào cung thuộc Kim).

Theo cách lý luận dựa theo thuyết tương sinh và tương khắc của Ngũ hành giữa các sao và các cung thì sự hiểu biết hành của cung và sao rất quan trọng trong phép lý luận của khoa Phong thủy. Cách lý luận này giúp xác định được sự nặng nhẹ của hên xui và cũng nhiều khi ứng dụng các thuyết Ngũ hành này có thể giúp hóa giải các sự xấu, làm tăng sự tốt lành.

Ứng dụng phong thủy bát trạch cơ bản

Phong thủy Bát trạch minh cảnh cho rằng theo từng cung mệnh của mỗi người sẽ có những hướng tốt xấu khác nhau cho từng bố trí nhà. Vì vậy, phong thủy bát trạch minh cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây nhà, chọn hướng mang lại vượng khí cho gia chủ. Đồng thời, cũng là căn cứ để tìm ra cách hóa giải các phong thủy xấu cho căn nhà, kiến trúc của bạn.

Ứng dụng xác định hướng tốt xấu theo phong thủy bát trạch minh cảnh

Phong thủy phân chia các cung thành 2 phương vị: Đông tứ mệnh gồm các cung: Khảm, Ly, Chấn, Tốn và Tây tứ mệnh thuộc các cung là Càn, Khôn, Cấn, Đoài. Do đó, Người thuộc Đông tứ mệnh chỉ xây nhà hợp Đông tứ trạch và người Tây tứ mệnh cũng chỉ xây nhà hợp các hướng Tây tứ trạch. Mỗi phương vị có những thuộc tính khác nhau và hợp với từng cung mệnh nên có thể tốt với người này nhưng xấu với người kia.

Dựa vào Bát trạch có thể đối chiếu phương vị hợp và hung với gia chủ trước khi làm nhà cửa và thiết kế trong căn phòng từ cổng nhà, hướng nhà, cửa, vị cửa, phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng thời, nhà kho hợp lý, đảm bảo chuẩn phong thủy và gia tăng sự phát triển.

Ứng dụng hóa giải phong thủy xấu theo bát trạch minh cảnh

Ngoài việc chọn phương hướng thì ứng dụng của bát trạch minh cảnh là xác định tốt xấu của phương hướng và có cách hóa giải những vị trí không thể thay đổi được giúp nhà cửa bình yên.

Những tối kỵ trong phong thủy bát trạch minh cảnh và cách hóa giải

Hai nhà có cửa chính đối diện nhau: làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia. Khắc phục dung gương bát quái. Bởi gương có tác dụng phản chiếu nên chấn áp được các luồng khí bắt tới, tuy nhiên gương cần dùng cần thận không thể thích là dùng vì có thể phản đi cát khí. Ngoài ra, có thể dùng chuông gió hoặc đôi nghê, tượng Quan Công, cầu thủy tinh, tượng Phật Bà để, treo trước cửa để hóa giải.

Đường đâm thẳng vào nhà: tức là hung khí đi thẳng vào nhà tạo ra sự bất ổn, dễ bệnh tật, hao của, gia hòa không yên. Có thể dùng gương bát quái, xây tường cao để chắn… để chấn cửa ải.

Dốc cao chạy thẳng vào nhà: về phong thủy sẽ khiến khí có thể đổ vào nhà hoặc đổ đi nhanh chóng nên cần giảm xung khí bằng cách xây nhiều bậc lên xuống và rèm treo ở cửa ra vào. Cửa chính thông với cửa hậu, cửa giữa sẽ dễ thất khí mất tiền của. Nên cần sửa lại cửa hoặc đặt bình phong chắn cửa chính và giữa, cửa phụ để không nhìn thấy nhau. Hoặc dùng cầu thủy tinh treo ở vị trí thông cửa giữa 2 cữ.

Cửa chính phạm hướng xấu theo phong thủy. Cách khắc phục phụ thuộc vào hướng phạm phải.
Hướng cửa chính phạm hướng Ngũ Quỷ cần đặt bếp ở hướng Sinh Khí
Hướng cửa chính phạm hướng Tuyệt mệnh thì bếp cần đặt ở hướng Thiên y.
Hướng cửa chính phạm hướng Lục Sát thì bếp cần đặt ở hướng Phúc Đức.
Hướng cửa chính phạm hướng Họa Hại cần cần bếp ở hướng Phục vị.

Phạm Thiên Trảm Sát: tức là trước nhà có khe hở giữa hai nhà cao tầng chiếu thẳng vào. Cần dùng chuông gió để đặt, treo trước nhà hoặc dùng bể cá, bình nước hoặc cửa sổ, vật khí chế hoá để át chế khí hung. Ngoài ra còn rất nhiều vị trí phạm phong thủy như: trước nhà có căn nhà đổ nát, có cây to hoặc cây khô, vị trí giường ngủ, bàn thờ không tốt… sẽ khiến gia chủ có thể gặp phải những bất lợi.

Xem phong thủy nhà theo Đông Tây Trạch Mệnh

Sau khi có được Trạch Mệnh, sau đó thì phân định rõ hai loại Trạch Mệnh là Đông Tứ Trạch gồm quẻ Ly – Chấn – Khảm – Tốn và Tây Tứ Trạch gồm quẻ Càn – Đoài – Khôn – Cấn. Người thuộc Đông Tứ Trạch thì có Trạch Mệnh là Ly trạch – Khảm trạch – Tốn trạch – Chấn trạch. Người thuộc Tây Tứ Trạch thì có Trạch mệnh là Càn Trạch – Đoài Trạch – Khôn trạch – Cấn trạch.

Nhóm Đông Tứ Trạch

Nhóm Đông Tứ Trạch với bốn cát hướng là hướng Nam – Bắc – Đông – Đông Nam, bốn hung hướng là Tây – Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc. Nghĩa là Đông Tứ Trạch thì sẽ trùng nhau về phương cát và hung.

Cung hướng tốt xấu cho từng mệnh

Đối với người thuộc Ly Trạch thì hướng tốt là Nam – Đông Nam – Đông – Bắc, các hướng xấu là Tây Nam – Tây – Tây Bắc – Đông Bắc.
Chấn Trạch thì thì hướng tốt là Nam – Đông Nam – Đông – Bắc, các hướng xấu là Tây Nam – Tây – Tây Bắc – Đông Bắc.
Khảm Trạch thì hướng tốt là Nam – Đông Nam – Đông – Bắc, các hướng xấu là Tây Nam – Tây – Tây Bắc – Đông Bắc.
Tốn Trạch thì hướng tốt là Nam – Đông Nam – Đông – Bắc, các hướng xấu là Tây Nam – Tây – Tây Bắc – Đông Bắc.

Nhóm Tây Tứ Trạch

Nhóm Tây Tứ Trạch: cũng sẽ có bốn cát hướng là Tây – Tây Bắc – Đông Bắc – Tây Nam và bốn hung hướng là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc. Nghĩa là đã thuộc Tây Tứ Trạch thì sẽ trùng nhau về phương cát và hung.

Cung hướng hung cát cho từng mệnh

Càn Trạch thì hướng tốt là Tây – Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc, các hướng xấu là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc.
Đoài Trạch thì hướng tốt là Tây – Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc, các hướng xấu là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc.
Khôn Trạch thì hướng tốt là Tây – Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc, các hướng xấu là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc.
Cấn Trạch thì hướng tốt là Tây – Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc, các hướng xấu là Đông – Đông Nam – Nam – Bắc.

Tám hướng của Trạch Mệnh

Tám hướng của Trạch Mệnh: đối với bất kể một Trạch Mệnh nào cũng sẽ có tám hướng cơ bản là Sinh Khí – Diên Niên – Thiên Y – Phục Vị – Tuyệt Mệnh – Lục Sát – Ngũ Quỷ – Họa Hại.
Những hướng này nằm trong hệ thống tên gọi khác của Cửu Tinh, trong đó mỗi sao có tính chất khác nhau.
Bốn hướng cát tinh là Sinh Khí – Diên Niên – Thiên Y – Phục Vị, tương ứng với bốn sao là Tham Lang – Vũ Khúc – Cự Môn – Phụ Bật.
Bốn hướng hung tinh là Tuyệt Mệnh – Lục Sát – Ngũ Quỷ – Họa Hại, tương ứng với bốn sao là Phá Quân – Văn Khúc – Liêm Trinh – Lộc Tồn.

Chế tạo gương “Chấn giải”

Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “Gương Bát Quái”. Đây là loại gương dùng để chấn giải các điềm hung, hóa giải hướng xấu, hoặc thu hút sinh khí tốt lành. Bao gồm hai loại: Gương Tiên Thiên Bát Quái và Gương Hậu Thiên Bát Quái

Trong các khoa đoán mệnh như Bát Tự Hà Lạc, Mai Hoa Dịch Số

Đây là các khoa đoán giải số mệnh dựa trên 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép lại được tạo thành từ hai quẻ đơn. Mỗi quẻ đơn lại thuộc một trong tám quẻ nói trên.

Cảm ơn đã xem bài viết!

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments