I- Khái niệm.
1/Tiếng ồn
Là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số,không có nhịp,gậy cho con người cảm giác khó chịu.
Các loại tiếng ồn
Phân loại | Nguồn tiếng ồn | Điển hình | Mức ồn, [dB] |
Tiếng ồn cơ học | Sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết máy hay bộ phận máy móc có khối lượng không cân bằng. | máy phay,… | Máy tiện: 93 – 96 Máy bào: 97 |
Tiếng ồn va chạm | Sinh ra do một số quy trình công nghệ. | rèn, tán,… | Xưởng rèn: 98 Xưởng đúc: 112 Gò, tán: 113-117 |
Tiếng ồn khí động | Sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao. | động cơ phản lực, máy nén khí, … | Môtô: 105 Turbine phản lực:135 |
Tiếng nổ / xungđộng | Sinh ra khi động cơ đốt trong hoạt động. | xưởng ôtô, .. |
2/Rung động
Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi,sinh ra khi trọng tâm và trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
II – Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với cơ thể con người
1/Tiếng ồn
Tiếng ồn. Cường độ tiếng ồn tối thiểu có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với thính giác con người phụ thuộc vào tần số tiếng ồn. Đối với sóng âm tần số (20004000)[Hz] thì tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ lúc cường độ tiếng ồn đạt 80dB; đối với tần số cao hơn, (50006000)[Hz] thì bắt đầu từ 60dB. Cường độ tiếng ồn lớn hơn 70dB thì không còn nghe tiếng đối thoại và mọi thông tin bằng âm thanh của con người trở nên vô hiệu.
Đối với con người, tiếng ồn có thể gây ra tác dụng:
- mệt mỏi thính lực, đau tai,
- mất trạng thái cân bằng, giật mình mất ngủ, ngủ chập chờn,
- loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt,
- giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loạn cơ bắp,…
Tiếng ồn có thể gây ra những dạng tai nạn lao động:
- gây điếc nghề nghiệp, đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc không đối xứng, và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc vối tiếng ồn.
- tác dụng tiếng ồn lâu ngày làm các cơ quan chức phận của cơ thể mất cân bằng, gây suy nhược cơ thể, hạn chế lưu thông máu, tai ù, căng thẳng đầu óc, giảm khả năng lao động và sự tập trung chú ý, từ đó là nguyên nhân gây tai nạn lao động.
2/Rung động – chấn động
Phạm vi dao động mà ta thu nhận như rung động âm nằm trong giới hạn (128000)[Hz]. Theo hình thức tác động người ta chia ra:
- chấn động chung, và:
- chấn động cục bộ.
Chấn động (rung động) chung gây ra dao động cho toàn cơ thể, còn chấn động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận cơ thể dao động.
Đối với con người, chấn động (rung động) có thể gây ra tác dụng:
- thần kinh sẽ bị suy mòn, rối loạn dinh dưỡng, con người nhanh chóng cảm thấy uể oải và thờ ơ lãnh đạm, tính thăng bằng ổn định bị tổn thương.
Chấn động có thể gây ra những dạng tai nạn lao động:
- gây ra bệnh khớp xương,
- làm rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh trung ương.
III – Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động
1/Làm giảm hay triệt tiêu ngay từ nơi phát sinh
Các biện pháp:
- Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh cộng hưởng.
- Thay thép bằng vật liệu chất dẻo,tecxtolit,fibrolit,…..; mạ crom hoặc quét sơn bề mặt các chi tiết hoặc dùng các hợp kim ít vang khi va chạm.
- Bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có ma sát nội dung lớn như bitum,cao su,tôn,vòng phớt,amiang,chất dẻo,matit đặc biệt.
- Sử dụng bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để cách ly rung động.
- Dùng phương pháp hút rung động bằng cách dùng các vật liệu đàn hồi dẻo như cao su,chất dẻo,sợi tẩm bitum,matit,…. có modun đàn hồi cỡ 104 – 105 N/cm2 (lớp điệm cứng) hay bằng 103 N/cm2(lớp đệm mềm) có tổn thất trong lớn,để phủ các mặt cấu kiện dao động của máy móc.
- Tự động hóa quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
- Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi có ít người làm việc.
2/Giảm trên đường lan truyền
Áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách âm.
Năng lượng âm lan truyền trong không khí (hình 2.1):
- một phần bị phản xạ lại,
- một phần bị vật liệu kết cấu hút, và:
- một phần xuyên qua kết cấu bức xạ vào phòng bên cạnh.
Hình 2.1. Lan truyền sóng âm.
Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo, thành nhiệt năng do ma sát nhớt của không khí trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm.
Vật liệu hút âm có các loại:
- Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ.
- Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ.
- Kết cấu cộng hưởng.
- Những tấm hút âm đơn.
Để cách âm cho máy nén và các thiết bị công nghiệp khác thông thường người ta làm vỏ bọc động cơ. Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác.
Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, người ta không liên kết cứng giữa chúng mà nên đặt vỏ bọc trên đệm cách ly chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.
Để chống tiếng ồn khí động, người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu âm và tấm tiêu âm.
Hình 2.2. Ống tiêu âm.
Hình 2.3. Tấm tiêu âm.
3/Dùng phương tiện bảo vệ các nhân
Để chống ồn sử dụng các loại dụng cụ như cái bịt tai làm bằng chất dẻo, cái che tai và bao ốp tai.
Để chống rung động sử dụng các bao tay có đệm đàn hồi, giày có đế chống rung