Transistor là gì? Transistor là một trong những linh kiện được sử dụng phổ biến trong các bo mạch điện tử như máy tính, laptop, tivi, điện thoại, loa … Linh kiện này có chức năng khuếch đại, điều chỉnh các tín hiệu hoặc đóng ngắt. Từ Transistor được viết tắt bởi Transfer & Resistor. Tên này được một nhà bác học đặt vào năm 1948, ngay khi linh kiện này được ra đời. Theo đó, chức năng chính của linh kiện chính là khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở.
Nếu các kiến thức tại trường dạy về transistor thường rất khó hiểu. Trong bài chia sẻ này tôi sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến transistor :
- Transistor là gì?
- Transistor hoạt động như thế nào?
- Transistor mosfet là gì?
- Phân biệt Transistor công suất là gì?
- Cách mắc transistor
- Transistor số là gì?
Hy vọng rằng các kiến thức trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểm về Transistor.
Phân biệt transistor NPN và PNP
Transistor còn được biết đến với tên gọi khác là tranzito, với chức năng chủ yếu được sử dụng để khuếch đại các luồng tín hiệu. Đây là một linh kiện bán dẫn cần thiết cho việc xử lý và hoạt động của nhiều sản phẩm điện tử khác nhau.
Chắc hẳn khi còn ngồi học trên ghế nhà trường, bạn đã ít nhất 1 lần nghe nhắc tới Transistor. Tuy nhiên, những kiến thức về Transistor là gì, Transistor dùng để làm gì,… do nhà trường cung cấp thường khá máy móc và khó hiểu. Bạn chỉ cần biết đơn giản linh kiện này có thể sử dụng tín hiệu nhỏ ở 1 chân và điều khiển tín hiệu lớn hơn ở phần còn lại là được.
Chính vì thế Transistor còn được gọi với một cái tên khác là bộ khuếch đại hay transistor khuếch đại. Điều này cho thấy được những tính năng hữu ích của Transistor này đối với các thiết bị điện tử, điện gia dụng trong nhà.
Transistor hoạt động như thế nào?
Transistor được chia làm hai loại : NPN và PNP. Mỗi loại đều có chức năng và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau.
Mạch đóng ngắt đèn dùng transistor NPN
Transistor NPN và PNP
Transistor PNP và NPN được coi như hai anh em song sinh với nhau nhưng tính tình lại không hề giống nhau chút nào.
Nếu PNP thuận tay phải, được biết đến với tên gọi Transistor thuận (phân cực thuận) thì NPN ngược lại. Người ta thường gọi NPN là Transistor nghịch (phân cực nghịch).
Transistor PNP là gì?
Tranzito PNP được ví như van thường mở, được sử dụng khi áp đến cực B tăng thì dòng E – C sẽ giảm và ngược lại khi cực B giảm thì dòng E – C sẽ tăng. Đến khi áp đến cực B = 0 thì PNP sẽ mở hoàn toàn. Điều này làm khuếch đại tín hiệu một cách nhanh chóng.
Cách mắc transistor PNP
Cách mắc Tranzito PNP dựa trên chính công dụng và tính năng mà nó mang lại. Theo đó, PNP là linh kiện bán dẫn giúp khuếch đại tín hiệu cực lớn. Để mắc PNP, người ta thường ghép một bán dẫn điện âm vào giữa hai bán dẫn điện dương.
Cấu tạo Tranzito PNP và NPN thông qua cực P và cực N
Transistor NPN là gì?
Ngược lại với Tranzito PNP, NPN lại được kích hoạt mở khi có điện cực dương áp đến B. Với Tranzito NPN, áp cực đến B sẽ tỷ lệ thuận với dòng E – C. Có nghĩa là, khi áp cực đến B tăng thì dòng E – C sẽ tăng và ngược lại khi áp cực đến B giảm thì dòng E – C sẽ giảm.
Cách mắc Transistor NPN
Để mắc NPN, bạn cần phải ghép một bán dẫn điện dương giữa hai bán dẫn điện âm. Thao tác này hoàn toàn trái ngược so với cách mắc Tranzito PNP. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến áp B – C – E khi lắp ghép nhằm đảm bảo độ chính xác cao.
Transistor công suất
Transistor được chia làm nhiều loại với những công suất hoạt động khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng, bạn có thể lựa chọn Tranzito phù hợp.
Transistor công suất là gì?
Transistor công suất mà chúng ta thường thấy nhất là trong amply karaoke, người ta thường gọi Tranzito này là sò âm thanh. Tùy thuộc vào các thiết bị khác nhau, sẽ có sự lắp đặt Tranzito phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động của thiết bị luôn tốt nhất.
Tranzito công suất được sử dụng phổ biến trong amply karaoke với khả năng chịu dòng điện lớn
Transistor công suất lớn
Transistor công suất lớn có khả năng chịu được những dòng điện lớn và có điện áp cao. Tuy nhiên, cấu tạo của Tranzito này khá phức tạp khi mà nó gồm 3 lớp pn cùng tiếp giáp xen kẽ lẫn nhau.
Ứng dụng lớn nhất của những Tranzito này thường sử dụng trong các lĩnh vực điều khiển tự động. Bởi lẽ, Transistor có nhiều tính ưu việt nổi trội mang đến những tiện lợi nhất định cho người dùng.
Transistor Dán
Đúng như tên gọi của mình, Transistor dán thường được sử dụng bằng cách dán trực tiếp lên mặt linh kiện. Tranzito này còn được gọi với một tên gọi khác là SMD. Linh kiện này chỉ phù hợp với những thiết bị nhất định nhưng lại mang tính ưu việt hơn trong quá trình sử dụng.
Transistor dán với nhiều tính năng ưu việt
Transistor Quang
Transistor Quang về cấu tạo cũng khá giống với những Tranzito thông thường nhưng cực nền để hở. Với cấu tạo như vậy, dòng điện qua Tranzito Quang cũng dễ dàng hơn, từ đó mang đến quá trình sử dụng đơn giản cho người dùng.
Mạch lắp tranzito quang
Transistor hiệu ứng trường
Transistor hiệu ứng trường là các linh kiện bán dẫn có sử dụng điện trường để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát độ dẫn của những thiết bị khác nhau. Ngày nay, Transistor hiệu ứng trường được chia thành 6 loại chính căn cứ trên cấu tạo P và N. Điều này giúp người dùng có thể nhận biết Tranzito dễ dàng hơn.
Tranzito hiệu ứng trường hoạt động nhờ vào điện trường
Qua đây, các bạn đã biết thông tin hữu ích về Transistor là gì và các loại Tranzito được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhờ có linh kiện bán dẫn này, các tín hiệu thiết bị được khuếch đại tốt hơn so với thông thường. Vì vậy, việc sử dụng Tranzito là thiết bị không thể thiếu trong các thiết bị công nghiệp và thiết bị gia đình hiện nay.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này. Bài viết không tránh khỏi sai sót. Các bạn hãy comment bên dưới giúp mình hoàn thiện các bài viết sau. Trân trọng kính chào !
Nguyễn Long Hội
Email: hoi.nguyen@