Báo cáo giám sát môi trường là báo cáo tình hình môi trường của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động theo định ký 6 tháng/lần.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: là báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chương trình tự quan trắc trong quá trình hoạt động của dự án đã triển khai.
Hoạt động giám sát môi trường: là sự đo đạc, phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường theo các thông số chọn lọc ở một không gian với tần suất nhất định trong thời gian dài.
Đối tượng thực hiện giám sát môi trường: dự án đã triển khai (đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo ĐTM/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Bản cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường).
Căn cứ thực hiện hoạt động quan trắc: Luật BVMT năm 2005, Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Các văn bản hướng dẫn khác của địa phương, Cam kết của chủ dự án tại báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
Cơ quan theo dõi kiểm tra báo cáo: Cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Bản cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường.
Tuần suất thực hiện quan trắc:
– Giám sát chất thải: 01 lần/3 tháng;
– Giám sát môi trường xung quanh: 01 lần/6 tháng;
– Lập báo cáo tổng hợp: 01 lần/6 tháng
Nội dung hồ sơ Báo cáo quan trắc giám sát môi trường định kỳ gồm:
I. THÔNG TIN CHUNG
– Tên đơn vị đầu tư, địa chỉ, số điện thoại:
– Người đại diện:
– Tình hình hoạt động tại KCN (căn cứ số liệu tại Biểu 1).
– Đơn vị thực hiện quan trắc:
II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
– Đánh giá kết quả quan trắc môi trường theo từng đợt lấy mẫu, theo từng thành phần môi trường đất, nước thải, nước mặt, nước ngầm, không khí,… so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành đối với từng thành phần môi trường (căn cứ số liệu tại Biểu 2).
– Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến kết quả quan trắc theo từng đợt, từng năm theo các thông số quan trắc đối với từng thành phần môi trường.
– Nhận xét, đánh giá về hiệu quả, tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý xử lý nước thải tập trung (số lượng các đơn nguyên, công suất xử lý, hệ thống quan trắc nước thải tự động,…).
– Nhận xét, đánh giá về tình hình xử lý khí thải, hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn (căn cứ số liệu tại Biểu 2, 3). Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến thu gom, xử lý chất thải rắn theo từng năm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
– Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại KCN.
– Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động quan trắc môi trường nói riêng của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN.
– Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
IV. CÁC PHỤ LỤC
– Sơ đồ vị trí lấy mẫu, giám sát các thành phần môi trường theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Các bảng, biểu theo mẫu 1, 2, 3.
– Các phiếu kết quả phân tích mẫu.
,