Đề án bảo vệ môi trường là thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong quá trình hoạt động của dự án, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
1/ Mục đích của đề án bảo vệ môi trường
– Lập đề án bảo vệ môi trường để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường xung quanh khu vực dự án
– Đánh giá tác động mức độ ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp điều đó giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm, đề xuất xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và xử lý ô nhiễm.
2/ Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường
– Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, nhà máy… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đề án bảo vệ môi trường được chia thành 2 loại:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BTNMT.
+ Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
3/ Thực hiện đề án bảo vệ môi trường
+ Tiến hành kiểm tra dự báo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.
+ Tiến hành quan trắc thu thập mẫu: đất nước, không khí, thành phần tự nhiên xung quanh khu vực tiến hành dự án.
+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án.
+ Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại khu vực xây dựng dự án.
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.
+ Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án gồm:
- Văn bản (đơn) đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc hồ sơ tương đương).
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Đĩa CD ghi toàn bộ nội dung đề án BVMT
Số lượng hồ sơ 5 bộ
+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.
+ Thẩm định và Quyết định phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tài nguyên và Môi Trường. Tham vấn cộng đồng Quận, huyện nơi mà dự án được tiến hành.