Tư vấn những cách đặt cửa ra vào theo phong thủy đón vận khí tốt vào nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu “môn – táo – chủ”, nghĩa là “cửa – bếp – phòng ngủ”. Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối, hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.

Vai trò của cửa chính trong phong thủy nhà ở

Cửa ra vào tượng trưng cho sự tự do và sự tiếp cận của chúng ta với thế giới bên ngoài, chúng cũng là hàng rào ngăn cách, vừa để bảo vệ, vừa mang lại sự nâng đỡ và thoải mái cho các mẫu biệt thự đẹp. Còn cửa sổ như thể con mắt của chúng ta nhìn ra thế giới.

Cửa chính mở ra cho phép chúng ta bước vào một căn phòng hay vào thế giới bên ngoài. Cửa đóng kín là muốn tách căn phòng hay toàn bộ ngôi nhà của chúng ta ra khỏi môi trường xung quanh. Nếu một trong hai chức năng này bị cản trở, lúc ấy luồng khí quanh nhà sẽ chịu thiệt hại., vì thế chúng ta cần lưu ý phong thủy với cửa chính ngôi nhà để không gặp những tai ương.

Tốt nhất, cửa không nên mở theo hướng làm cho tầm quan sát toàn bộ căn phòng bị hạn chế, nhưng cửa chính của những căn nhà xưa thường mở ra theo cách này một phần là để tránh gió lùa, và phần khác có thể là để tỏ lòng khiêm tốn của gia chủ theo cách hiểu của những người thời đó.

Âm dương hài hòa

Nguyên lý âm dương thể hiện trong không gian sống tùy theo các quan hệ trong – ngoài, trên – dưới, trước – sau… của ngôi nhà. Ví dụ, cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu giống hệt nhau thì sẽ thiếu hài hòa âm dương, vì càng lên cao nắng gió ra – vào nhà sẽ khác so với các tầng dưới thấp bị che khuất bởi cây xanh hay công trình lân cận. Do đó, cần phải căn cứ theo thực tế không gian để phân bố cửa. Những không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng.

Vùng dương là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là tăng nhiều lối đi lại, khó bố trí nội thất. Những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… thì không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng vì sẽ gây ra hút gió, thiếu an ninh. Có thể dùng những khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong – ngoài. Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao (thiên song) là phù hợp điều kiện với nhà ống phố thị hiện nay.

Phân bố cửa theo hướng cát hung

Khi cửa (nhất là cửa chính) mở ra hướng xấu tức là cửa đó sẽ dẫn vào nhà các điều bất lợi. Ví dụ hướng nắng chiếu gay gắt hoặc xe cộ bụi bặm thường xuyên thì nên mở cửa hạn chế và dùng tấm che nắng tạo khoảng đệm như ngôi nhà truyền thống cha ông ta đã làm khá hiệu quả. Phân bố cửa còn cần chú ý tính chất cát hung của không gian nội thất. Ví dụ phòng ngủ nếu có cửa đi ra ban công thì nên bố trí về phía cuối chân giuờng.

Cửa ra vào phòng vệ sinh mở ngay vào đầu giường ngủ hay mở ra bàn ăn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bữa ăn, giấc ngủ. Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng.

Cửa bếp tránh mở thẳng với miệng lò, hay nói cách khác người bước vào bếp không được nhìn thấy ngay bếp, vì luồng di chuyển trực diện sẽ đưa gió, bụi thổi thẳng vào hoả môn dễ gây cháy nổ và người nấu bếp dễ bị giật mình vì không quan sát được sau lưng. Cửa nhà vệ sinh cũng vậy, không nên mở thẳng vào miệng bếp vì thuỷ kỵ hoả và uế khí từ khu vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nấu nướng và ăn uống, hại cho sức khoẻ.

Lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và vật liệu cổng hợp với mệnh

Cổng ngõ là điểm đầu tiên phải đi qua trước khi vào nhà, và chúng cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp chung cho kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Do đó, ngoài việc chọn được vị trí tốt thì kiểu dáng thiết kế, màu sắc cùng vật liệu cũng là việc quan trọng.

Khi bố trí cổng, bạn không nên đặt cổng thẳng theo trục đường thẳng với cửa chính của nhà. Đây là điều đại kỵ theo quan niệm phong thủy vì “sinh khí đi đường vòng, ác khí đi đường thẳng”. Bên cạnh đó, bạn cũng chọn kiểu dáng, màu sắc cùng vật liệu làm cổng hợp với mệnh và hài hòa kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.

Người mệnh Thổ: chọn cổng có kiểu dáng vuông vức, tường rào xây bằng gạch đá. Tổng thể của cổng và hàng rào nên màu nâu hoặc vàng.
Người mệnh Kim: chọn cổng có hình cong tròn, màu xám ghi hoạc bạc, trắng và vật liệu làm cổng là kim loại như sắt, inox, nhôm, …
Người mệnh Tủy: chọn cổng có gam màu xanh biển hay màu đen, kết hợp hoa văn uốn lượn mềm mại.
Người mệnh Hỏa: chọn cổng có nhiều nét nhọn hay vát chéo. Cổng nên sơn màu đỏ hoặc nâu.
Người mệnh Mộc: chọn cổng làm bằng gỗ hay cổng sắt có họa tiết hoa lá và sơn màu xanh lá cây.

Phong thủy xây cổng nhà – tránh “kín cổng cao tường”

Tường cao và kín có thể giúp tăng tính an ninh và đảm bảo sự riêng tư cho gia đình. Tuy nhiên, điều này vô tình đã gây cản trở luồng khí lưu thông, khiến ngôi nhà lúc nào cũng trong tình trạng tăm tối, ẩm thấp. Do đó, nếu muốn làm cổng cao và kín đáo thì bạn cũng nên chừa một khoảng hở nhằm giúp lấy ánh sáng và gió. Hạn chế trồng các cây lớn, um tùm làm che kín cổng.

Bên cạnh đó, thường xuyên cắt tỉa cây để không gian cổng thêm thoáng đãng. Đồng thời, dẹp bỏ các vật gây cản trở lối đi như cây cối, vách tường,… Do chúng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc và cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Mở cổng nhà theo tuổi nên dẫn khí vào nhà theo đừng uốn lượn hay vòng cung

Nguyên tắc vàng trong việc xây nhà là “Trực lai trực khứ tổn nhân đinh”. Điều này nghĩa là đến thẳng, đi thẳng sẽ gây hại cho sức khỏe con người và tài sản do các luồng xung khí quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của con người.

Do đó, quá trình thiết kế đường dẫn khí từ cổng vào nhà cũng phải tuân thủ nguyên tắc phong thủy này. Luồng khí đi đường vòng cung hoặc uốn lượn nhẹ sẽ tránh tạo sự xung sát. Nếu nhà có nhiều cổng thì các cổng không nên làm cùng một hướng để tránh thất thoát khí.

Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.

 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments