Bộ chuyển đổi biến trở Z109REG2-1 sang analog 4-20mA hoặc 0-10V được sử dụng dùng để điều khiển bằng tay cho PLC , biến tần hoặc các bộ điều khiển PID hay các bộ điều khiển bơm khi mà chế độ tự động gặp sự cố . Khi đó, chúng ta cần một con biến trở độ chính xác cao cùng một bộ chuyển đổi chính xác cao sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề máy móc vẩn hoạt động đựa vào sự điều chỉnh của biến trở .
Biến trở thông thường
Biến trở 3 chân trên thuộc dạng phổ biến nhất trong ngành điện tử nhưng có giá trị biến thiên khoảng 500 ohm hoặc 10k ohm có độ sai số khá lớn so với các loại biến trở chuyên dụng dùng để điều khiển . Chính vì thế chúng ta cần phải biết chọn biến trở có độ chính xác cao để phục vụ cho điều khiển trong công nghiệp.
Biến trở chính xác cao
Loại biến trở chính xác cao thường được phân chia thành nhiều vạch trên núm vặn của đầu biến trở . Số vòng xoay của biến trở càng có nhiều vòng điều đó chứng tỏ độ mịn của biến trở càng cao .
Cách sử dụng bộ chuyển đổi biến trở Z109REG2-1 Sang Analog 4-20mA 0-10V
Về nguyên lý thì biến trở sẽ kết nối với bộ chuyển đổi Z109REG2-1 , sau khi xử lý thì bộ chuyển đổi biến trở Z109REG2-1 sẽ cho ra tín hiệu analog dạng 0-10V, 4-20mA , 0-5V , 0-20mA , 2-10V , 0.5-4.5V và bất kỳ một thang đo nào mong muốn
Một điều đặc biệt mà các bộ chuyển đổi tín hiệu khác không thể làm được đó chính là việc cài đặt rất dể dàng bằng DIP Switch và cả phần mềm . Chúng ta chỉ cần cài đặt input là POT tương ứng chức năng POTENTIONMETER ( biến trở ) thì bộ chuyển đổi sẽ tự động nhận Full Scales giá trị của biến trở từ 0-100% .
Nếu như chúng ta chỉ muốn nhận giá trị 30-80% giá trị của biến trở thì chỉ cần điều chỉnh 02 thông số Zero và Span của bộ chuyển đổi biến trở Z109REG2-1 . Bộ chuyển đổi sẽ nhận trực tiếp giá trị biến trở dưới 500 ohm full scales , với các biến trở có giá trị lớn hơn 100 ohm thì chúng ta phải mắc song song thêm một điện trở 500 ohm .
Hướng dẩn kết nối biến trở với bộ chuyển đổi Z109REG2-1
Chúng ta chỉ cần nhìn vào sơ đồ hướng dẩn kết nối bộ chuyển đổi Z109REG2-1 là có thể tự kết nối biến trở với bộ chuyển đổi Z109REG2-1 và kết nối bộ Z109REGE2-1 với PLC một cách nhanh chóng nhất .
Việc kết hối hết sức đơn giản khi chúng ta đọc Manual của bộ Z109REG2-1 . Các chân 8 , 10 , 12 tương ứng với 3 chân của biến trở , lưu ý chân chạy của biến trở phải được kết nối với chân số 12 của bộ chuyển đổi Z109REG-1 . Tương tư , tín hiệu ngõ ra dạng analog sẽ được kết nối với chân 6 và chân 1 với PLC hoặc các bộ điều khiển .
Hướng dẩn cách cài đặt bằng DIP Switch bộ Z109REG2-1
Việc cài đặt chính xác giúp tiết kiệm thời gian hiệu chỉnh cũng như chắc chắn rằng tín hiệu đầu vào và tín hiệu ngõ ra như mong muốn . Điều đó chỉ đúng khi chúng ta cài đặt đúng theo hướng dẩn của nhà sản xuất .
Bước 1 :
Trước tiên , chúng ta cần biết rằng trên thiết bị có 02 bảng DIP Switch SW1 và SW2 . Mỗi DIP Switch có 8 Terminal có số thứ tự từ 1 … 8 được đánh dấu trên thiết bị từ trái sang phải .
Bảng SW1 dùng để chọn loại tín hiệu đầu đầu bởi vì bộ Z109REG2-1 có rất nhiều loại Input đầu vào trong khi chúng ta đang cần đầu vào là biến trở ( Potentionmeter ) . Tại SW1 chúng ta chọn gạt lên Switch 1 2 3 4 ↑
Bước 2 :
Chúng ta cần biết giá trị biến trở cần kết nối với bộ Z109REG2-1 để chọn giá trị chính xác . Nếu không biết giá trị biến trở thì chúng ta có thể dùng VOM để xác định giá trị biến trở bằng cách chỉnh mức lớn nhất .
Hoặc chúng ta sẽ dùng phần mềm để điều chỉnh bộ Z109REG2-1 tự nhận FULL SCALES toàn bộ giá trị của biến trở mà không cần biết biến trở có giá trị là bao nhiêu .
Khi biết được giá trị biến trở chúng ta cài đặt trên SWITCH 2 . Giả sử biến trở chúng ta có giá trị 0-10K ohm thì chúng ta chỉ cần gạt Switch 2 ↑ cho giá trị Zero , tương tự tại giá trị Span chúng ta chỉ cần gạt SWITCH 4 6 ↑
!– wp:paragraph –>Bước 3 :
Đây mới chỉ là cài đặt gía trị đầu vào còn giá trị đầu ra sẽ được cài đặt trên SW3 & Switch 7 8 của SW2 . Việc cài đặt cũng khá đơn giản cho ngõ ra dạng Voltage ( áp ) hoặc Current ( dòng ) .
Bước 4 :
Hưởng thụ thành quả đạt được với nhiều thao tác tưởng chừng phức tạp nhưng khi hoàn thành chúng ta lại thấy quá đơn giản .
Thông số kỹ thuật của bọ chuyển đổi Z109REG2-1
– Nguồn cấp đa năng 10…40Vdc hoặc 19…28Vac
– Cài đặt dể dàng bằng Switch và phần mềm thông qua cabel sạc điện thoại
– Khả năng tương thích với nhiều loại biến trở từ 0-100K ohm
– Có thể tuỳ chỉnh Zero / Span của biến trở . Vd : chọn 0-65% giá trị biến trở tương ứng với ngõ ra 4-20mA / 0-10V …
– Lắp đặt trên DIN Rail thuận tiện , nhỏ gọn nằm trong tủ điện
– Kết nối điện đơn giản
– Hướng dẩn kết nối chi tiết trên thiết bị
– Khả năng lọc nhiễu cao tới 3.750K Ac
– Có thêm một tín hiệu ngõ ra Relay để cảnh báo tương ứng với giá trị điện trở đầu vào . Điều này giúp chúng ta kiểm soát được giới hạn cần điều chỉnh .
– Độ chính xác cao với sai số chỉ 0.1% full scales của biến trở
– Thời gian đáp ứng nhanh chỉ 35ms
– Đèn Led báo hiệu nguồn . Led xanh cho nguồn OK
– Led báo lỗi tín hiệu ngõ vào . Nếu như chúng ta cài đặt là biến trở nhưng tín hiệu vào bộ chuyển đổi là một dạng khác thì bóng Led sẽ chuyển sang màu vàng . Nếu tín hiệu đúng thì Led sẽ có màu xanh .
– Led nháy 1s / lần giá trị đầu vào lớn hơn giá trị cài đặt
– Led nháy 2s/lần : cài đặt DIP Switch bị lỗi
Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở Z109REG2-1 gần như là hoàn hảo để dùng chuyển đổi các giá trị đầu vào là biến trở nhưng vẩn có một điều mà tôi mong muốn hoàn hảo hơn đó chính là khả năng nguồn cấp có thể nhận 220Vac . Tuy nhiên , một phiên bản khác Z109REG2-H chính là một biến thể này nên nếu như chúng ta muốn nguồn cấp là 220V thì sẽ phải dùng Model Z109REG2-H .
Việc sử dụng đơn giản , đa chức năng giúp cho bo chuyen doi tin hieu bien tro Z109REG2-1 trở thành một lựa chọn đáng giá so với các bộ chuyển đổi khác trên thị trường . Thương hiệu Seneca – Italy đã được khẳng định tại thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới với các nhà phân phối toàn thế giới .