Các loại cảm biến đo nhiệt độ. Cảm biến đo nhiệt độ loại pt100 là gì? Các ứng dụng cảm biến đo nhiệt độ trong công nghiệp. Tại sao sử dụng cảm biến đo nhiệt độ ? Giá cảm biến đo nhiệt độ hàng châu Âu – G7 là bao nhiêu?Có bao nhiêu loại cảm biến đo nhiệt độ? Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi trên một cách chi tiết nhất.
Ngày nay cảm biến đo nhiệt độ được sử dụng hầu như tất cả các nhà máy. Chức năng chính của cảm biến đo nhiệt độ là để đo chính xác nhiệt độ tại vị trí cần đo. Thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu hoặc vi mạch gắn trên cảm biến nhiệt độ, sẽ hiển thị giá trị nhiệt độ và đưa tín hiệu về PLC, DCS để điều khiển tín hiệu hoàn toàn tự động.
Cảm biến đo nhiệt độ là gì ?
Về cấu tạo cảm biến đo nhiệt độ chia ra là 2 phần :
- Cảm biến đo nhiệt độ loại dây
- Cảm biến đo nhiệt độ loại củ hành
Về tính năng và nguyên lý cảm biến đo nhiệt độ cũng được chia 2 phần :
- Cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở : Có nghĩa là nhiệt độ thay đổi sẽ làm thay đổi điện trở nhiệt trong cảm biến. Tín hiệu là Ohm. Các loại cảm biến nhiệt độ loại RTD như : PT100, PT1000, PT500, Ni100,…
- Cảm biến đo nhiệt độ loại cặp nhiệt điện : Có nghĩa là bên trong một cảm biến có cấu tạo 2 thanh kim loại khác nhau và hàn dính lại một đầu. Tín hiệu là mV (milivon). Các loại cảm biến đo nhiệt độ loại Thermocouple như : Can nhiệt loại K, S, R,….
Sau khi hiểu về khái niệm tổng quan về cảm biến đo nhiệt độ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nhé.
Các loại cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở. ( Loại cảm biến nhiệt RTD)
Nguyên lý hoạt động : Cảm biến đo nhiệt độ loại nhiệt điện trở hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi giá trị điện trở. Theo cách qui đổi : 100 Ohm = 0 ºC. Giá trị điện trở thay đổi theo tỉ lệ thuận với giá trị nhiệt độ cảm biến. Dãy đo nhiệt độ khoảng : -200…650 oC. Tuy nhiên dãy đo nhiệt độ còn tùy vào nhà sản xuất và chất lượng của vật liệu.
Cảm biến đo nhiệt độ PT100 là gì ? Tạo sao có tên gọi như vậy ? PT là viết tắt của vật liệu nhiệt điện trở ” Platinum ” . Số 100 có nghĩa là điện trở 100 Ω tại nhiệt độ 0 ºC. Tương tự cho cảm biến nhiệt độ Ni100. Chữ Ni là viết tắt của vật liệu nhiệt điện trở : Nickel
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ loại RTD củ hành
Theo hình trên cảm biến đo nhiệt độ được chia làm 6 phần :
Phần 1 : Thanh điện trở của cảm biến được cấu tạo từ vật liệu là Platinum cho cảm biến đo nhiệt độ loại PT100. Vật liệu là Nickel cho cảm biến loại Ni. Thanh điện trở này là yếu tố quyết định chất lượng của cảm biến. Nếu độ tinh khiết của vật liệu kém thì độ nhạy của cảm biến sẽ không cao, độ bền cũng vậy.
Phần 2 : Dây tín hiệu của cảm biến nhiệt độ : Dây cảm biến nhiệt độ có 3 loại sau : Cảm biến nhiệt độ loại 2 dây, 3 dây, 4 dây. Vật liệu của dây cảm biến tùy thuộc vào mỗi hãng sản xuất. Tuy nhiên ngoài thực tế có loại cảm biến 6 dây và 8 dây
=> đó là loại cảm biến đôi các bạn nhé
Hình 3 : Sơ đồ dây của cảm biến nhiệt độ RTD
Phần 3 : Chất cách điện. Gốm được chọn làm chất cách điện hầu hết cho các cảm biến nhiệt độ. Có tác dụng ngăn chặn ngắn mạch, cách điện các dây nối với vỏ bọc bên ngoài.
Phần 4 : Chất làm đầy. Vật liệu Alumina được làm khô và điền đầy vào cảm biến. Có tác dụng chống rung cho cảm biến.
Phần 5 : Vỏ cảm biến. Thông thường cảm biến nhiệt độ RTD có cấu tạo vỏ là vật liệu Inox 304 hoặc 316L,… Vỏ cảm biến là phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường cần đo như : nước, dầu, hóa chất,… Với một số môi chất tính ăn mòn cao thì chúng ta nên đo gián tiếp bằng cách lắp thêm một ống bảo vệ gọi là Thermowell.
Phần 6 : Đầu cảm biến. Cảm biến đo nhiệt độ có phần đầu cảm biến này gọi là cảm biến đo nhiệt độ đầu củ hành.
Các ứng dụng của cảm biến đo nhiệt độ RTD dạng củ hành : Cảm biến hoạt động tốt trong môi trường nước, dầu, hóa chất,…Thông thường cảm biến loại củ hành được sử dụng trong các lò đốt nhiệt độ làm việc dưới 650 ºC
Cảm biến đo nhiệt độ RTD loại dây
Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ loại dây : chỉ khác cấu tạo cảm biến loại củ hành là không có phần số 6 ( đầu cảm biến ). Các phần còn lại điều giống nhau.
Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ RTD loại dây : dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực có diện tích nhỏ hẹp và nhiệt độ tương đối thấp. Ví dụ như : đo nhiệt độ vòng bi của các máy công suất lớn. Đo nhiệt độ trong các nhà máy sấy. Đo nhiệt độ trong các bồn trộn có gia nhiệt. Nhiệt độ max 250 ºC
Cảm biến đo nhiệt loại cặp nhiệt điện. Còn gọi là Thermocouple
Nguyên lý hoạt động : Can nhiệt cặp nhiệt điện được cấu tạo từ hai thanh kim loại khác nhau được hàn dính lại một đầu. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh cảm biến thay đổi sẽ tạo ra một dòng điện được tính bằng mV (milivon). Dòng điện tăng hoặc giảm tỉ lệ thuận với nhiệt độ của môi chất cần đo.
Cấu tạo của cảm biến nhiệt điện : có cấu tạo tương tự như cảm biến nhiệt độ RTD nhưng chỉ khác ở chỗ là cặp nhiệt điện được cấu tạo từ hai vật liệu kim loại khác nhau.
Ứng dụng của cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple : Nếu cảm biến đo nhiệt độ PT100, RTD chỉ đo được nhiệt độ dưới 650 ºC. Khi nhiệt độ cao hơn 650 ºC hoặc nhiệt độ đo thường xuyên ở mức 650 ºC – 1000 ºC thì phải dùng can nhiệt loại K, S, R,… để đảm bảo độ bền của cảm biến.
Cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple loại dây.
Cảm biến đo nhiệt độ Thermocouple loại dây được dùng để đo nhiệt độ ở những khu vực nhỏ hẹp nhiệt độ cao khoảng 400 ºC trở xuống.
Các thông số kỹ thuật cần biết khi chọn mua cảm biến nhiệt như sau :
- Xác định được nhiệt độ cần đo khoảng bao nhiêu ºC ? Nhiệt độ maximum là bao nhiêu ºC
- Cần xác định loại cảm biến là loại dây hay là loại củ hành ?
- Xác định chiều dài của cảm biến là bao nhiêu mm ?
- Xác định đường kính của cảm biến là bao nhiêu mm ?
- Kết nối ren loại nào ? (nếu có)
Cách sử dụng cảm biến đo nhiệt độ tham khảo tại đây
Chân thành cảm ơn các bạn đã ghé website của chúng tôi. Khi quý khách có nhu cầu mua cảm biến đo nhiệt độ hàng châu Âu hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có giá tốt nhất.
Cảm ơn đã xem bài viết!