Ô nhiễm môi trường đất đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, không chỉ tác động đến hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.
Đối với người dân vùng nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm nông thì vấn đề ô nhiễm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đặc biệt là ô nhiễm nguồn đất.
Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC của chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được các nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất nhé.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định.
Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất được xác nhận là do nhiều yếu tố: do con người và do tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan.
Phân loại ô nhiễm môi trường đất : chúng ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh và theo các tác nhân gây ô nhiễm cho đất
– Theo nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư.
– Theo tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất gồm: Ô nhiễm do hóa học, do sinh học và ô nhiễm do vật lý.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất.
– Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
– Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
– Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.
– Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
– Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
– Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nghiêm cấm việc xả các chất thải, xử lý nước thải , nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
Thứ hai có thể tăng năng suất nông nghiệp bằng cách sử dụng các kiểu gen cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh sự ảnh hưởng đến môi trường đất. Đồng thời thích ứng được với các điều kiện khó khăn của thời tiết, duy trì độ phì nhiêu của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng phương luân canh luân cư, trồng đan xen kết hợp các loại cây ngăn hạn và dài hạn.
Thứ ba, phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng,.. Đặc biệt cũng cần phải áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn như: áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng và phong phú; kết hợp trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lý; Xây dựng và tu sửa kênh mương với hệ thống thoát nước va tưới tiêu hợp lý,..
Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.