Nước thải sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu hóa học không nhiều, chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị chứa hóa chất sau thời gian làm việc trong ngày. Tuy lượng nước thải này không nhiều, những thành phần các chất gây ô nhiễm là cực kỳ nguy hiểm đến hệ thống sinh thái nếu không được xử lý hiệu quả trước khi xả thải. Về thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải: chủ yếu là các hóa chất hữu cơ, có hóa chất thuộc nhóm Halogen, benzen, hóa chất với cấu trúc các mạch C vòng khó phân hủy sinh học với những chất dễ bay hơi. Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá công nghệ xử lý nước thải thuốc trừ sâu tiên tiến trên thị trường nhé.
Đặc trưng nước thải thuốc trừ sâu hóa học
Nước thải sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu hóa học không nhiều, chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị chứa hóa chất sau thời gian làm việc trong ngày. Tuy lượng nước thải này không nhiều, những thành phần các chất gây ô nhiễm là cực kỳ nguy hiểm đến hệ thống sinh thái nếu không được xử lý hiệu quả trước khi xả thải.
Về thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải: chủ yếu là các hóa chất hữu cơ, có hóa chất thuộc nhóm Halogen, benzen, hóa chất với cấu trúc các mạch C vòng khó phân hủy sinh học và hóa học. và những chất dễ bay hơi.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thuốc trừ sâu hóa học
Nước thải sản xuất: lượng nước thải không nhiều phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh dụng cụ được thu gom về bể thu gom, bể thu gom lưu trữ nước thải và bơm nước thải đến các công trình xử lý.
Nước thải từ hố thu được bơm sang bể xử lý Fenton bậc 1 và bậc 2 để xử lý COD và phân cắt các mạch vòng trong nước thải. Vì tính chất nước thải là các chất hóa học có cấu tạo là các mạch Cacbon mạch vòng khó phân hủy sinh học và hóa học thông thường nên việc áp dụng quá trình xử lý bằng phương pháp oxy hóa mạnh để phân cắt mạch vòng C của các hợp chất, tạo thành những chất mới không gây ô nhiễm môi trường nữa.
Hóa chất được sử dụng trong quá trình Fenton là H2SO4 và FeSO4, ngoài ra, để hiệu quả xử lý của quá trình Fenton diễn ra cao, quá trình phản ứng được diễn ra trong môi trường có thêm chất xúc tác là H2O2.
Nước thải thuốc trừ sâu sau quá trình xử lý Fenton bậc 1, hiệu xuất sử lý COD, và các chất trong nước thải chiếm khoảng 50-60%, tuy nhiên vẫn chưa được phép xả thải. Do đó, để xử lý nước thải hiệu quả hơn, nước thải được dẫn sang quá trình xử lý Fenton bậc 2. Nước thải sau xử lý bằng bể Fenton bậc 2, chỉ tiêu COD đã được phép xả thải ra ngoài môi trường tuy nhiên nước thải muốn được phép xả thải ra ngoài môi trường phải tiếp tục được xử lý về pH và kiểm soát nồng độ các ion trong nước thải.
Để điều chỉnh pH nước thải sau quá trình Fenton, nước thải được dẫn sang bể trung hòa pH. Tại đây, hóa chất cân bằng pH được bơm định lượng châm vào vể và được kiểm soát bằng thiết bị pH controller. Sau khi điều chỉnh pH, nước thải được bơm áp lực bơm qua cột trao đổi ion trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,