Nước thải sản xuất là nguồn ô nhiễm đáng quan tâm đối với các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng được thải ra từ các công đoạn chế biến, kiểm nghiệm vệ sinh dụng cụ sản xuất và nhà xưởng và đặc biệt là khâu rửa thủy sản các loại. Lượng nước thải này chủ yếu bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ với nồng độ rất lớn. Ngoài ra tích tụ lâu ngày,các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy gây mùi hôi khó chịu, do đó phải xử lí triệt để lượng nước thải này trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản tiên tiến nhất trên thị trường nhé.
Đặc điểm của nước thải thủy sản
Nước thải thủy sản phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nhiều chất hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật như: cá, tôm, mực, bạch tuộc…nên thành phần chính là protein, chất béo,…do đó, nếu chưa xử lý mà thải vào môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục, có màu, hạn chế ánh sáng chiếu xuống gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu trong nước.
Trong nước có chứa các chất hữu cơ cao (Tổng Nitơ, Photpho) gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, rong, tảo phát triển quá nhanh làm suy giảm chất lượng nước. Là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật, vi khuẩn phát triển, sinh sôi, nếu con người sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn này thì dễ dàng bị lây bệnh như bệnh tả, bệnh kiết lỵ,….
Quy trình hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
Nước thải từ hệ thống thu gom qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn (giấy, bọc nylon, xác bã thực vật,…) để tránh tắt nghẽn đường ống, máy bơm. Sau khi qua bể lắng cát để loại bỏ cát sỏi nước thải tiếp tục vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu nước thải được khuấy đảo để tránh xảy ra quá trình phân huỷ yếm khí và điều hoà hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm lên bể sơ cấp để lắng các chất rắn lơ lửng và loại bỏ các chất có tỉ trọng nhẹ nhờ thanh gạt bọt.
Nước thải được bơm vào bể UASB theo hướng từ dưới lên xuyên qua thảm bùn ở đáy bể qua hệ thống phân phối nước. Lớp bùn này có tác dụng như giá bám cho các vi khuẩn yếm khí. Phần nước trong phía trên tiếp tục vào bể bùn hoạt tính, tại đây diễn ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí không khí được cung cấp vào bể nhờ máy nén khí. Hỗn hợp bùn trong bể chính là xác vi khuẩn sẽ được lắng ở bể thứ cấp.
Một phần bùn lắng từ đáy bể thứ cấp được bơm hoàn lưu để bổ sung lượng vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính và thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Nước trong sau khi lắng tiếp tục vào bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn từ đáy bể lắng sơ cấp, bùn dư ở đáy bể UASB và phần bùn thải từ bể lắng thứ cấp được bơm ra sân phơi bùn.
Việc hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu nói trên và lưu lượng nước thải để xác định được các công trình thích hợp, vẫn là các hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản cơ học như song chắn rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, điều hòa. Kết hợp với các công trình xử lý sinh học (kị khí, thiếu khí, hiếu khí) tùy theo tải lượng ô nhiễm mà ta lựa chọn các công trình thích hợp. Có các công trình hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản chủ yếu UASB, Anoxic, Aerotank, MBBR, MBR, SBR, Mương oxy hóa,…
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,