Nước thải sinh hoạt tại tòa nhà bao gồm nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống, vệ sinh, giặt giũ… Đặc tính của nước thải tại tòa nhà này là có màu đen khi chưa phân hủy, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại thức ăn thừa, tạp chất từ dầu mỡ, rác thải…
Do đặc điểm về thành phần cấu tạo nên nước thải loại này thường bốc mùi hôi thối do quá trình phân hủy thối rữa của các tạp chất hữu cơ. Các chất vô cơ như cặn bẩn, đất cát tuy không gây ảnh hưởng nhiều nhưng lại gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải tòa nhà chung cư của hệ thống.
Bên cạnh đó, các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, và môi trường có rất nhiều trong nước thải loại này, gây nguy cơ lây lan các bệnh dịch cho cộng đồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và ô nhiễm môi trường.
Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư tiên tiến trên thị trường nhé.
Nguồn gốc phát sinh nước thải tòa nhà chung cư
Nước thải từ khu chung cư có thành phần tính chất giống với nước thải sinh hoạt: nước xả ra sau khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt cộng đồng, từ các phòng, nhà trong khu chung cư, cao ốc: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh. Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ, văn phòng cho thuê…
Chúng là nước thải có nguồn gốc hữu cơ, dễ phân hủy, giàu Nitơ, phospho, hàm lượng COD, BOD, TSS, Coliform cao… Do đó cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Đặc trưng nước thải tòa nhà chung cư cao ốc
- Nước thải nhiễm bẩn chất thải bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, vệ sinh sàn nhà,…
- Đặc tính chung của nước thải này là ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan, Nito, Photpho, các vi sinh vật gây bệnh,…
- Chất hữu cơ chứa trong nước thải chiếm 50-60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau quả, giấy,…và các chất hữu có động vật,…
- Các chất vô cơ chiếm khoảng 40% chủ yếu gồm: cát, đất, các chất axit, bazo vô cơ, dầu khoáng,…
Vấn đề xử lý nước thải tòa nhà chung cư, cao ốc hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu mang tính chất đối phó. Nên hầu hết hệ thống xử lý nước thải các tòa nhà nếu có đều cũ kỹ và lạc hậu. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để có một hệ thống xử lý nước thải cho khu chung cư, cao ốc đạt hiệu quả nhất mà chi phí đầu tư được tiết kiệm tối đa. Nhất là được đối với các tòa nhà chung cư, cao ốc nằm ở trung tâm thành phố với giá đất đắt đỏ thì việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải không ảnh hưởng đến mỹ quan và gây ảnh hưởng đến môi trường là điều rất quan trọng.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải tòa nhà chung cư
Nước thải sinh hoạt từ trường học, sau khi qua các công trình xử lý sơ bộ như bể tự hoại để tách cặn lớn ra khỏi nước thải, sẽ theo hệ thống cống riêng chảy trọng lực về hố thu gom của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Từ đây nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa.
Ngoài ra nước thải từ bồn tắm, bồn rửa, khu văn phòng được đưa trực tiếp vào bể điều hòa. Riêng nước thải nhà ăn được đưa qua đường ống dẫn riêng đến bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ, các giọt dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước, phần nước trong được bơm vào bể điều hòa. Phần dầu nổi trên mặt nước được vớt định kỳ đem đổ bỏ nơi quy định.
Tại bể điều hòa, nước thải được điều hoà lưu lượng và nồng độ các thành phần trong nước thải. Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ tự chảy vào bể Anoxic. Bể Anoxic xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrate hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho.
Nước thải tòa nhà chung cư sau khi qua bể Anoxic sẽ được bơm với lưu lượng cố định vào bể sinh học hiếu khí với giá thể tiếp xúc dạng tấm, tại đây sẽ xảy ra quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ, N, P trong nước thải nhờ các vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Nhờ oxy cung cấp từ máy thổi khí, các vi sinh vật phát triển trên bề mặt giá thể tạo thành màng vi sinh. Màng vi sinh với mật độ vi sinh cao sẽ sử dụng chất hữu cơ hòa tan trong nước như nguồn năng lượng để sống và phát triển.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.