1/ Khái niệm:
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người.
Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ qua lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.
a – Nguồn gây tiếng ồn:
- Tiếng ồn giao thông.
- Tiếng ồn trong xây dựng.
- Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất.
- Tiếng ồn trong sinh hoạt.
b – Các dải tiếng ồn:
Décibel (dB) là đơn vị đo tiếng ồn.
- 10-20 dB – Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh.
- 30 dB – Thì thầm (trong phòng ngủ).
- 40 dB – Tiếng nói chuyện bình thường.
- 50 dB – Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được.
- 55 dB -70 dB – Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi.
- 75 dB – 85 dB – Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu.
- 90 dB – 100 dB – phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm.
- 120dB – 140 dB – Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí.
2/ Tác hại và cách phòng ngừa
a – Tác hại:
– Tiếng ồn (55dB – 70dB): làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.
– Tiếng ồn (75dB – 85dB): làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.
– Tiếng ồn (90dB): gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất cân bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
b – Biện pháp:
– Quy hoạch kiến trúc hợp lý.
– Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn.
– Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm.
– Phương pháp thông tin, giáo dục con người.v.v…..