Sulfur dioxide (SO2) là một chất khí không màu, phản ứng mạnh. Nó có mùi tương tự như mùi của que diêm được quẹt cháy. Khi được thải ra, sulfur dioxide có thể phản ứng với các chất ô nhiễm khác trong không khí tạo thành các hạt rắn mịn. Phân tử vật chất là các phân tử nhỏ thuộc dạng chất rắn hoặc chất lỏng bay trong không khí.
1/ Nguồn gốc
– Sulfur dioxide có trong không khí từ những nguồn như khai thác dầu mỏ và khí đốt, hoạt động hàng hải, công nghiệp luyện kim…và qua các nguồn thiên nhiên như núi lửa phun trào, các vụ cháy rừng…
Thủ phạm xả Sulfur dioxide
2/ Tác hại
– Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu.
– SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.
– Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.
Người cao tuổi hạn chế tiếp xúc với Sulfur dioxide
– Những người bị bệnh hen suyễn, người già, trẻ em và người có thể chất yếu hoạt động ngoài trời tiếp xúc với sulfur dioxide dù rất ngắn cũng thấy khó thở, khò khè, tức ngực.
– Ở mức độ cao, sulfur dioxide có thể gây thở khò khè, tức ngực, khó thở ngay cả ở những người khỏe mạnh không có bệnh hen suyễn, viêm hô hấp…