Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực xây dựng bao gồm cả xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, từ thành thị, khu công nghiệp đến các vùng nông thôn, các công trình xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt đất nước.

1) Nguyên nhân gây ra các sự cố trong xây dựng

   a – Trước hết xem xét ở khía cạnh đấu thầu các công trình xây dựng.

– Trong bối cảnh “ ngành ngành làm xây dựng, nhà nhà làm xây dựng”, “mật ít, ruồi nhiều” các doanh nghiệp xây dựng cố sức thả thầu với giá thấp nhất miễn sao giành được công trình đă, còn thi công ra sao “hậu xét”. Và hậu quả của việc “thắng thầu bằng mọi giá” là các công trình thi công với chất lượng kém, chưa bàn giao đă hỏng, hoặc đang làm thì bỏ dở vì hết tiền… nhưng hậu quả hứng chịu đầu tiên và nặng nề nhất chính là người lao động tại đây: thu nhập thấp, điều kiện lao động không đảm bảo, công tác an toàn lao động bị buông lỏng, thậm chí có nơi công tác này không được để ý tới.

   b – Về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp xây dựng.

– Qua khảo sát chúng tôi thấy thị trường lao động ngành xây dựng hết sức “mở”: Hầu hết các công trình xây dựng chỉ có biên chế cứng là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, công nhân vận hành các máy, thiết bị cơ giới và một số rất ít thợ lành nghề; còn phần lớn thợ từ loại cần một chút tay nghề như xây, trát, ốp, kè, sơn vôi… đến loại lao động giản đơn như trộn bê tông, đào móng, đắp nền, gia công cốt thép. v.v đều được “điều tiết” một cách tự do. Họ tự tìm đến hoặc người sử dụng lao động (nôm na là chủ thầu công tŕnh) tìm đến họ khi công việc cần.

– Thực tế cho thấy phần lớn người lao động chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn. Có những công trình lớn kéo dài nhiều năm, không hiếm người lao động có đến vài ba, thậm chí ngót chục hợp đồng lao động ngắn hạn được ký! Với những hợp đồng ngắn hạn này, người lao động bị thiệt thòi rất nhiều mà trước hết là các chế độ về bảo hộ lao động, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế…

– Việc huấn luyện về an toàn lao động trên các công trình xây dựng hầu như rất sơ sài: những điều sơ đẳng nhất cũng ít khi được người phụ trách phổ biến mà hầu như ai đă làm việc nhiều hoặc lâu thì tự mình rút cho mình kinh nghiệm, ai là lao động thời vụ thì nhìn người cũ mà bắt chước! Chính sự bất cập về hiểu biết và trình độ tay nghề này mà đă có trường hợp máy móc và con người “ông chẳng, bà chuộc” dẫn đến tai nạn như vận thăng chỉ được phép chở hàng nhưng lại chở người bị rơi làm chết vài người một lúc, máy gạt cán chết công nhân, băng tải kẹt chết người vận hành…

– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trên các công trường xây dựng rất thiếu thốn. đơn giản như mũ bảo hộ không phải công trường nào cũng có; quần áo thì hầu như ai có gì mặc nấy. Có không ít trường hợp ngày ra quân khởi công công tŕnh, công nhân đội mũ, quần áo bảo hộ đồng phục in tên hoặc logo doanh nghiệp chỉnh tề, nhưng sau lễ khởi công những thứ đó thu lại cất đi để giành cho lễ khởi công khác!

   c – Về đơn giá định mứctrong xây dựng cơ bản

– Vấn đề này hiện nay khá bất cập và chưa sát thực tế nên người sử dụng lao động khó có nguồn để cải thiện điều kiện lao động, mua sắm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đơn giá nhân công thấp, người sử dụng lao động buộc phải tìm cách lấy chỗ này bù chỗ kia, tiết kiệm đến mức không còn gì để tiết kiệm được nữa, đặc biệt là các chi phí cho công tác an toàn lao động. Chính đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong xây dựng cơ bản như khai sai, khai khống khối lượng.

   d – Về công nhân lao động trong ngành xây dựng.

– Cùng với sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp xây dựng thuộc đủ mọi thành phần kinh tế thì kéo theo sự gia tăng đến chóng mặt số lượng người lao động trong lĩnh vực xây dựng.

– Có lẽ không có ngành nào mà người lao động lại đa dạng về nguồn gốc xuất sứ, độ tuổi, tay nghề như trong ngành xây dựng: người trẻ khoẻ thì làm việc trên cao, có tay nghề thì làm các việc phức tạp, đàn bà, trẻ vị thành niên đánh vữa, làm các việc phục vụ. Điều kiện ăn ở cực kỳ khó khăn, tạm bợ: lán trại chật chội, nóng nực, ẩm thấp…

– Khái niệm “công nhân” trong xây dựng về mặt thuần có lẽ chỉ tồn tại ở một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và một số nhỏ vận hành máy móc. Số đông còn lại là những người lao động tự do chủ yếu xuất thân từ các vùng quê; họ đến các công trình khi ở quê nhà đã nông nhàn hoặc ruộng đất đã bị thu hẹp trong quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu, đô thị hoá, lực lượng lao động nơi thôn quê dư thừa.

– Không có gì ngạc nhiên khi vào các dịp lễ hội ở các làng quê, mùng năm tháng năm, ngày rằm tháng bảy… các công trình từ nhỏ đến lớn (kể cả các công trình được gọi là trọng điểm quốc gia) vắng như chùa Bà Đanh vì công nhân còn “bận” về chơi lễ hội, ăn rằm hoặc về giúp đỡ công việc đồng áng cho gia đình. Có những công trình sau Tết đến ngoài rằm tháng giêng vẫn chưa tái khởi động thi công được v́ công nhân ở quê chưa lên. Đặc biệt điều này rất phổ biến ở các tỉnh phía bắc.

2) Công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng

– Mục tiêu của công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng nói riêng, trong sản xuất kinh doanh nói chung là làm sao để người sử dụng lao động, người lao động hiểu biết, chấp hành các quy định, kỷ luật lao động, tuân thủ công nghệ.. để ngăn ngừa tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người. Điều này trong xây dựng lại càng quan trọng bởi lẽ để xảy ra tai nạn ngoài các thiệt hại về con người, vật chất, các vụ tai nạn lao động trong xây dựng còn để lại di chứng tinh thần rất lớn. Thực tế cho thấy rất nhiều công trình trụ sở cơ quan cũng như nhà ở, trong quả trình xây dựng xảy ra tai nạn lao động (đặc biệt tai nạn chết người) đă gây hậu quả xấu về tâm lý cho người sử dụng các công trình đó sau này rất lâu, nhất là ở người Á đông tâm lý đó lại càng nặng nề.

– Để công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng có bước cải thiện theo chúng tôi phải tập trung vào một số việc sau:

+ Đối với người sử dụng lao động: Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt phải tổ chức huấn luyện cho người lao động. Thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công, kể cả các biện pháp thật nghiêm khắc đối với người lao động. Có các biện pháp thường xuyên kiểm tra độ an toàn của máy móc, thiết bị.  Không được chạy theo lợi nhuận mà nơi lỏng việc này và khoán trắng cho người lao động.

+ Đối với người lao động: Phải ý thức được nguy cơ có thể xảy ra tai nạn ở công việc của ḿnh để tìm hiểu, học hỏi nâng cao hiểu biết và từ đó biết cách đề phòng. Phải chấp hành nghiêm kỷ luật lao động; phải ý thức được việc mình làm và hậu quả nếu mình vi phạm, làm sai. Không nên quá chạy theo đồng tiền mà coi thường bất chấp tính mạng.

+ Đối với cơ quan quản lý: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phải làm thật gắt gao. Xử lý thật nghiêm các vi phạm về an toàn lao động (kể cả ghi vào “sổ đen” hoặc “cấm cửa” nhà thầu nào hay để xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố). Thường xuyên rà soát để bổ sung, điều chỉnh đơn giá định mức xây dựng cho sát thực tế. Sửa đổi, hoàn thiện dần cơ chế đấu thầu xây dựng để làm sao vừa đạt mục đích tiết kiệm vốn đầu tư nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà thầu và người lao động (ví dụ như không chấp nhận giá bỏ thầu quá thấp dưới giá sàn, thi công dây dưa thì bị phạt…).

Hy vọng với các biện pháp thật quyết liệt, an toàn lao động trong xây dựng nói riêng, trong sản xuất nói chung sẽ được cải thiện, góp phần ngăn ngừa và tiến tới giảm thiểu tai nạn lao động – nguy cơ và mối lo của cả xã hội./.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận