Qua bài hướng dẫn này thể thao Gia Vi xin chia sẻ với các bạn 6 bước chọn giày chạy bộ phù hợp với mục đích tập luyện và đôi chân của bạn !
Chọn được một đôi giày chạy bộ ngoài việc giúp bạn tập luyện chạy bộ hiệu quả còn giúp bạn tránh được những chấn thương trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, chọn một đôi giày chạy bộ tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ như vậy, qua bài hướng dẫn này thể thao Gia Vi xin chia sẻ với các bạn 6 bước chọn giày chạy bộ phù hợp !
1. Các loại giày chạy bộ
– Giày chạy bộ dành cho đường phẳng: Dùng cho đường nhựa, vỉa hè và các đường chạy ít ghồ ghề. Được thiết kế nhẹ và mềm dẻo, thiết kế tối ưu sự đàn hồi và cân bằng
– Giày chạy bộ địa hình: Phù hợp cho những buổi dã ngoại hoặc địa hình không bằng phẳng, đế giày bằng cao su chuyên dụng để tăng độ bám, thiết kế tối ưu sự cân bằng, hỗ trợ và bảo vệ bàn chân
2. Phân loại chân
– Cổ chân: Độ xoay cổ chân ảnh hưởng đến chuyển động ngang của bàn chân khi tiến về phía trước
+ Lệch trong (OVER PRONATION):Chọn loại giày có cấu trúc ổn định và hỗ trợ kiểm soát chuyển động
+ Lệch ngoài (UNDER PRONATION): Chọn loại giày có đệm dày êm chân và mềm mại hỗ trợ chuyển động linh hoạt
– Lòng bàn chân: Độ lõm của lòng chân sẽ ảnh hưởng đến hướng xoay cổ chân (PRONATION)
+ Lõm: Chân có thể bị lệch ngoài
+ Bẹt: Chân có thể bị lệch trong
+ Lõm: Hàng quý hiếm !
3. Địa hình chạy
– Các địa hình chạy: có nhiều loại địa hình chạy bộ, tùy thuộc vào địa hình mà bạn chọn lựa loại giày phù hợp.
Chú ý: Chạy bộ trên các loại máy chạy bộ điện đa năng có hệ thống giảm chấn sẽ tốt nhất cho các khớp xương của bạn
+ Đường phố: Chọn loại giày nhẹ, linh hoạt và êm chân
+ Địa hình: Chọn loại giày có cấu trúc ổn định cùng đế giày chắc chắn để tăng độ bám
– Động lực chạy bộ: Ghi lại tốc độ và quãng đường chạy nhằm xác định tuổi thọ của giày.
Lý do chạy:
+ Giữ dáng, thư giãn và thể dục: giày được sử dụng hạn chế
+ Cải thiện tốc độ: giày được sử dụng nhiều hơn và mau rách hơn
+ Cải thiện thể lực: giày phải thoái mái để có thể chạy trên quãng đường dài liên tục
+ Marathon và ba môn phối hợp: giày cần phải bền và đa năng.
+ Chạy thoát thân: giày phải có gắn động cơ phản lực
– Khi nào cần mua giày chạy bộ mới: Bạn nên thay giày mới khi sau khi chạy 600-900 km hoặc 3-4 tháng
4. Cách thắt dây giày
Bạn có biết có đến hơn 30 kiểu thắt dây giày khác nhau
– Các kỹ thuật thắt đay dày cơ bản:
+ Ngón chân cái: Nâng cao mũi giày giúp ngón chân cái không bị quằn
+ Trượt gót: Cố định gót chântránh dịch chuyển quá mức gây phòng giộp
+ Chân lõm: Loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm trên mu bàn chân
+ Mạng nhện: Luyện tính kiên nhẫn và sự khéo léo
5. Lựa chọn giày phù hợp
– Chừa 1 lóng tay phần mũi giày để có khoảng trống cho chân giãn nở và khi chạy xuống dốc
– Đi mua giày buổi chiều tối vì khi đó bàn chân giãn nở tối đa nhất trong ngày
– Mang theo đế lót chỉnh hình khi thử giày nếu có sử dụng
6. Nắm bắt thông tin