Cảm biến pt100, cảm biến nhiệt độ pt100, cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây, đầu dò nhiệt pt100, dây dò nhiệt pt100, cảm biến đo nhiệt độ pt100… là những tên gọi quen thuộc mà ta thường nghe về thiết bị đo nhiệt độ bằng cảm biến…
Cảm biến nhiệt độ pt100
Thiết bị này được dùng để đo tín hiệu nhiệt độ ở một khu vực nhất định,và tùy theo vị trí lắp đặt và dải đo mà ta sẽ có thể dùng cảm biến nhiệt độ dạng đầu dò hay là dạng dây.
- Trong bài viết này, mình xin chia sẻ những kiến thức mà mình có được về cảm biến nhiệt độ pt100
Cảm biến pt100
Đây là một thiết bị chuyên dụng để do tín hiệu nhiệt độ ở 1 vị trí xác định. Đó có thể là trong đường ống, trong lò hơi, trong các thiết bị máy móc công nghiệp….
Cảm biến này có thể đo được nhiệt độ lên tới 650oC với thiết kế được làm từ kim loại platinum tức là bạch kim, một loại kim loại quý có sức chịu nhiệt cao. Tùy vào môi trường nhiệt độ mà lượng platinum trong mỗi loại cảm biến khác nhau.
Pt100 là gì? Vì sao lại là pt100?
Đây được xem như là chuẩn của cảm biến nhiệt độ vì chúng ta sẽ thường thấy loại này nhất trên thị trường. Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum, còn 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC .
Tương tự như vậy với loại cảm biến nhiệt độ Ni100 thì Ni là chữ viết tắt của Nickel và 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Ngoài ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …
- Tín hiệu output của cảm biến pt100 là gì?
Cảm biến pt100 có tín hiệu output mặc định là điện trở (ohm). Tuy nhiên để đưa tín hiệu của cảm biến pt100 về PLC để xử lý, ta cần phải chuyển tín hiệu điện trở này ra thành tín hiệu 4-20mA để PLC có thể hiểu được.
Và để thực hiện được việc này, ta cần dùng thêm 1 bộ chuyển đổi gắn trên đầu dò nhiệt (đối với cảm biến pt100 dạng đầu dò) hoặc gắn riêng (đối với loại dây dò nhiệt).
Thông tin về bộ chuyển đổi tín hiệu này, có thể tham khảo thêm tại đường link:
- Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ra 4-20mA
Cách xác định thiết bị là cảm biến pt100 hay là can nhiệt thermocouple:
Mình đã từng gặp trường hợp này, khi chỉ có thông tin sản phẩm là 1 thiết bị cảm biến nhiệt độ có 2 dây,ngoài ra thì không còn thông tin nào. Vậy trong trường hợp này, ta có thể xác định thiết bị này là cảm biến pt100 (output là điện trở ohm) hay là can nhiệt thermocouple (output là mV) bằng cách nào?
Xem qua bề ngoài thiết bị: đối với loại can nhiệt thì chỉ có 2 dây kết nối còn pt100 sẽ có 3 dây. Tuy nhiên đối với một số trường hợp vẫn có pt100 loại 2 dây,nên bước này ta chỉ có thể tham khảo.
Đo tín hiệu ohm của 2 dây: đến đây chúng ta có thể sử dụng đồng hồ VOM để đo tín hiệu ohm của 2 dây. Như chúng ta đã biết thì cảm biến pt100 là giá trị 100 ohm ở 0oC.
Ví dụ trong điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 29-30oC) thì tín hiệu ohm phải trả về là hơn 100 ohm. Đến đây thì ta có thể xác định thiết bị này là cảm biến nhiệt pt100 hay là thermocouple được rồi.
- Các loại cảm biến pt100
Theo hình dạng, ta có thể chia cảm biến pt100 làm 2 loại: loại đầu dò và loại dây.
- Cảm biến pt100 dạng đầu dò
Với thiết kế là 1 que dài chắc chắn được làm bằng Inox gắn với 1 đầu dò, loại này thích hợp để đo trong những nơi có nhiệt độ cao.
Với dải đo nhiệt độ có thể lên đến 650oC; cảm biến nhiệt độ dạng đầu dò được dùng trong các ứng dụng cần đo nhiệt độ cao. Với thiết kế chắc chắn cùng với vỏ bọc bên ngoài bằng Inox; tăng khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cao.
- Cảm biến pt100 dạng dây
Có thiết kế dạng dây; 1 đầu có đính kèm 1 que cảm biến để chọc vào chỗ cần đo; 1 đầu sẽ có các dây kết nối.
Với đặc tính dễ uốn cong, không tốn nhiều diện tích khi lắp đặt; cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây dò thích hợp dùng trong các trường hợp cần đo những nơi có diện tích tiếp xúc nhỏ mà loại đầu dò không đưa vào được.
- Ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến pt100
Từng loại cảm biến pt100 sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
- Cảm biến pt100 dạng đầu dò
Đo được trong những môi trường nhiệt độ cao với khả năng đo liên tục.
Thiết kế chắc chắn với lớp vỏ ngoài cảm biến được làm bằng Inox.
Có chỗ để gắn bộ chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu nhiệt độ sang 4-20mA.
Có lẽ nhược điểm duy nhất của thiết bị chính là thiết kế khá lớn, không thích hợp để đo trong những vị trí nhỏ. Ngoài ra giá của cảm biến dạng đầu dò cũng cao hơn khá nhiều so với loại dây.
- Cảm biến pt100 dạng dây:
- Ưu điểm:
Kích thước nhỏ gọn, thiết kế có thể uốn cong được, thích hợp đo ở những vị trí có diện tích nhỏ.
- Nhược điểm:
- Chỉ đo được nhiệt độ tối đa là 200oC.
- Thông số kỹ thuật của cảm biến pt100:
- Vật liệu vỏ thiết bị: thép 304 hoặc 316
- Thời gian đáp ứng: 3s
- Chuẩn bảo vệ: IP54
Nhiệt độ hoạt động: -80…+600 độ C đối với loại đầu dò, -40 đến 200 độ C đối với loại dây dò.
- Chuẩn ren: G1/2″
- Phi: 3mm….20mm ( có thể lựa chọn khi đặt hàng)
- Dài: 50mm….1500mm ( có thể lựa chọn khi đặt hàng)
- Ngõ ra: 2, 3, 4 dây
- Xuất xứ: được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Italy.
- Cách đấu dây cảm biến pt100:
- Thông qua ảnh ta thấy cảm biến nhiệt độ pt100 có 3 loại: Loại 2 dây; 3 dây và 4 dây
- Thì đối với loại 2 dây đơn giản ta chỉ cần đấu trực tiếp vào 2 chân 3 và 6
- Đối với loại 3 dây thì đấu 2 dây vào chân 3 và 4 rồi nối 2 dây lại với nhau. Dây còn lại đấu vào chân 6
- Đối với loại 4 dây càng đơn giản. Ta đấu trực tiếp vào 4 chân như hình
- Các lưu ý khi chọn mua cảm biến pt100:
Khi chọn mua thiết bị cảm biến pt100, ta cần lưu ý một số các điểm sau để thiết bị chúng ta mua về đạt được độ chính xác cũng như độ bền cao nhất:
Đường kính que đo: tùy theo yêu cầu nhà máy dùng mà chúng ta có lựa chọn phù hợp ví dụ: 50mm, 100mm, 150mm, 200mm, 300mm, 400mm, 500mm, 1000mm….
Môi trường cần đo: đối với các môi trường có khả năng ăn mòn kim loại thì nên dùng thêm 1 ống thermowell để bảo vệ.
Đường kính cảm biến đo nhiệt độ có nhiều kích thước như 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 16mm, 21mm
- Ren kết nối có các tiêu chuẩn như: G1/4 (13mm), G1/2 (21mm), G3/4(27mm)
Cảm biến Pt100 có ba loại chính là pt100- 3 dây, Pt100- 4 dây và Pt100- 6 dây. Đối với Pt100 -6 dây thì đó là pt100 đôi, có nghĩ là hai cảm biến pt100 trong một cái.
- Sai số: có hai tiêu chuẩn là class A và class B. Class A sai số 0.15 C, class B thì sai số 0.3 C.
Một lưu ý nhỏ cho mọi người là khi chọn mua, chúng ta nên chọn ứng dụng đo trong dãy đo chỉ bằng 80-85% so với dãy đo thực tế để đảm bảo độ bền lâu dài cho sản phẩm.