Hiện nay, ngành sản xuất mỹ phẩm trên thế giới đang phát triển nhanh do nhu cầu sử dụng chất tẩy rửa và làm đẹp của con người ngày càng tăng. Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều công ty mỹ phẩm lớn đang hoạt động như P&G ( Procter and Gamble), Unilever, Colgate & Palmolive , Mỹ Hảo, Đức Giang…Ngoài những công ty có tên tuổi như vậy, còn hàng loạt các công ty nhỏ lẻ ra đời. Việc ra đời của nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm như vậy thải ra môi trường một lượng lớn nước thải, do sử dụng nhiều hóa chất trong quy trình sản xuất mà nước thải ngành hóa mỹ phẩm rất độc hại. Do đó, việc xử lý nước thải ngành mỹ phẩm là một việc hết sức cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường. Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được hệ thống xử lý nước thải ngành mỹ phẩm tiên tiến nhất hiện nay nhé.
Thành phần tính chất nước thải ngành mỹ phẩm
Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nguồn nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay thay đổi sản phẩm cùng với một số loại nguyên liệu tồn lưu.
Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của công nhân từ các khu này cần phải có hệ thống xử lý riêng.
Nguồn phát sinh nước thải ngành mỹ phẩm
Nước thải ngành mỹ phẩm phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Nước thải đến từ quá trình sản xuất, phát sinh từ quá trình pha chế, vệ sinh các trang thiết bị máy móc. Nước thải đến từ quá trình sinh hoạt của các công nhân viên chức sinh hoạt tại công ty.
Nhìn chung để quy trình sản xuất của các loại hóa mỹ phẩm đều giống nhau bao gồm: các nguyên liệu, phụ gia và các chất bảo quản được chuẩn bị. Các nguyên liệu đó sau khi được chia đều thì là đã tính toán trước đó thì sẽ được đưa qua máy trộn, mục đích của việc này làm cho các nguyên phụ liệu trộn đều lẫn nhau.
Tiếp theo đến công đoạn nấu tùy theo các loại sản phẩm mà điều chỉnh cho nhiệt độ thích hợp. Đối với một số loại mỹ phẩm thì giai đoạn thêm hương phụ liệu, các chất bảo quản… sẽ được tiến hành sau công đoạn trộn nấu. Các sản phẩm đó được chuyển lên bồn chứa hoặc mấy triết. Và từ đó rót vào các chai hộp đựng. Ngoài ra còn có thể đùn ép định hình đóng hộp và đem đi tiêu thụ.
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải ngành mỹ phẩm
Nước thải hóa mỹ phẩm được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải ra khỏi đường ống tránh làm tắc nghẽn các công trình xử lý phía sau. Rác thu gom được đem đi xử lý.
Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải nhờ sự xáo trộn đều dòng thải của thiết bị sục khí đặt trong bể. Đồng thời tránh sự lắng cặn và xả ra hiện tượng phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn sang bể tuyển nổi để loại bỏ một phần cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt. Sau đó nước thải được dẫn về bể keo tụ tạo bông để kết dính các hạt keo trong nước thải thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn, giúp cho quá trình lắng cặn ở bể lắng I diễn ra tốt hơn. Bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý.
Tiếp theo của quá trình xử lý nước thải ngành mỹ phẩm là xử lý sinh học kỵ khí. Tại bể UASB , các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ mạch dài được cắt mạch và được phân hủy thành các chất vô cơ đơn giản nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí trong bể. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm được giảm đáng kể. Ngoài ra trong bể còn xảy ra quá trình khử N và P.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,