Đầu tiên cần xem xét đến chính là hướng nhà bếp. [a link=”https://dongkhai.com/tag/huong-nha-bep”]Hướng nhà bếp[/a] lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy. Theo quan niệm ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, vì vậy ba hành này có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau (hành mộc ở giữa sẽ cân bằng cho hành Hỏa và Thủy vốn khắc nhau).
Không nên đặt ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. Lửa thêm vào lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-loc”]Tài lộc[/a] của gia đình.
Hướng bếp là hướng Lưng của người nấu bếp. Lưng của người nấu quay về hướng nào, hướng đó là hướng bếp. Người đông mệnh phải dùng bếp đông hướng. Người tây mệnh phải dùng bếp tây hướng. Người đông mệnh dùng bếp tây hướng hay người tây mệnh dùng bếp đông hướng thì sự dinh dưỡng không đươc lợi ích, dễ bị bệnh tật, hay đau yếu…
Hướng của bếp ga là hướng ngược với người đứng đun, tức là hướng của núm vặn tắt mở bếp ga
Bếp từ: do không có lửa, nên bếp từ không được gọi là táo vị nên không tính
Bếp lò, bếp than: hướng của bếp là cái miệng cho củi, than vào đun
Cửa cái của căn nhà nhỏ này chính là cửa bếp. Tính cửa bếp xem thuộc cung nào mà tìm vị trí thích hợp cho việc đặt bếp. Nghĩa là cung đặt bếp phải là cung có an du niên tốt, hay chính là cung cùng cục đông hay tây với cửa bếp.
Lưu ý: câu nói “đàn ông làm nhà, đàn bà làm bếp” rất dễ gây hiểu nhầm là trong gia đình thì người đàn ông đứng tuổi để làm nhà và đàn bà đứng tuổi để làm bếp.
Điều này hoàn toàn sai, bởi trong phép đặt bếp, bàn thờ, nhà, cửa thì đều phải lấy tuổi của đàn ông để làm, còn câu nói trên có hàm ý là trách nhiệm làm nhà, một trách nhiệm to lớn thì do người đàn ông gánh vác, còn công việc bếp núc, nội trợ là do người đàn bà gánh vác.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chú ý, [a link=”https://dongkhai.com/tag/huong-nha-bep”]Hướng nhà bếp[/a] không thông thẳng với cửa chính của căn nhà vì theo quan niệm sẽ dễ hao của. Bếp cũng không nên đặt ở vị trí bếp đối diện với phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ nó sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn
Mặt sàn của nhà bếp nên lát gạch sàn chống trơn hoặc đá có tính chống thấm tốt, những viên đá này an toàn lại bền, còn dễ tẩy rửa, đồng thời cũng ngầm thể hiện gia vận tốt. Nhà bếp nhiều nước, còn có dầu mỡ, nếu không dùng gạch sàn chống trơn, có tính chống thấm tốt rất dễ làm người khác bị trượt ngã, tồn tại ẩn họa không an toàn.
Nhà bếp nên bài trí theo “ba góc hoàng kim”
Trong nhà bếp có một quan điểm “ba góc hoàng kim”, góc đầu tiên là bếp nấu. Bếp là nơi nấu nướng thức ăn, cũng chính là nguồn nuôi sống con người, bài trí của nó đương nhiên là quan trọng nhất.
Tiếp đến là chậu nước. Không có nước không thể nấu ăn, không thể rửa nồi bát, vì thế chậu nước là vật quan trọng thứ hai.
Thứ ba là tủ lạnh, tủ lạnh là nơi cất trữ đồ ăn, cũng chính là nhà kho.
“Ba góc hoàng kim” này nên đặt theo ba góc tốt nhất; tủ lạnh nằm ở góc đỉnh của tam giác, trái là bếp nấu, phải là chậu nước.
Với cách sắp xếp này, tủ lạnh sẽ phân tách bếp nấu và chậu nước, để Thủy Hỏa không quấy nhiễu nhau, mỗi cái có vị trí riêng, tận dụng hết chức năng chính là kết cấu tốt.
Xây bếp nấu nên chọn ngày tốt, tránh ngày xấu
Để xây bếp nấu cho một ngôi nhà, nên chọn các ngày tốt như thiên đức, nguyệt đức, ngọc đường, sinh bình, bình, định, thành; tránh một số ngày xấu, như chu tước, hắc đạo, thiên ôn, địa ôn. Hơn nữa, bếp nấu Ngũ hành thuộc Hỏa, Bính, Đinh, Ngọc cũng thuộc Hỏa, phong thủy cho rằng, Hỏa vượng không làm, do đó, ngày Bính, ngày Đinh, ngày Ngọ đều không phù hợp để xây bếp. Một khi phạm kỵ gia nghiệp sẽ suy bại.
Cụ thể, những ngày xấu nên tránh xây bếp nấu có thể quy nạp là:
Kỵ ngày Đinh Mão: tháng giêng, tháng năm, tháng chín.
Kỵ ngày Giáp Tý: Tháng hai, tháng sáu, tháng mười.
Kỵ ngày Quý Dậu: Tháng ba, tháng bảy, tháng mười một.
Kỵ ngày Canh Ngọ: tháng tư, tháng tám, tháng mười hai.
Ngoài ra, người sinh vào hai can Bính, Đinh còn phải kỵ sát mệnh, tức là không được làm bếp vào ngày Bính, ngày Đinh. Người sinh vào hai can Mậu, Kỷ phải kỵ sát thổ hoàng, tức là không được xây bếp vào ngày Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất.
Gia chủ nên thiết kế tránh các góc nhọn chiếu góc vào khu vực nấu vì theo yếu tố phong thủy, nó có thể làm mất đi sự hòa thuận trong gia đình.
Không nên đặt bếp quay về hướng Bắc (hướng thủy vượng) và bàn nấu ăn ở trên rãnh, mương, đường nước chảy, tránh đặt vị trí thấp, không cao ráo và đủ ánh sáng hoặc xô lệch bàn nấu ăn. Gia chủ cũng nên tránh cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng vào bếp, cửa ra vào trước vì đây là nơi ố khí và trực diện với đường đi nên dễ bị tác động.
Kiêng nhà bếp đối diện hoặc sát với cửa phòng ngủ hay giường ngủ vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ sinh bệnh đối với người trong phòng ngủ.
Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà: Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.
Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp: Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.
Vị trí đặt bếp nấu
Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa, không để bếp nấu ở giữa nhà bếp, giữa phòng khác, hay trước cửa sổ luôn mở.
Nhiều quan niệm cho rằng không đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông (bà) Táo. Dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-van”]Tài vận[/a] may mắn đến với cả gia đình.
Không gian
Nhiều người quan niệm rằng không gian nhà bếp luôn mở sẽ cuốn đi [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-loc”]Tài lộc[/a] trong nhà. Nhưng về mặt khoa học, căn bếp kín mít sẽ lưu mùi đồ ăn và dầu mỡ. Tạo sự u ám, theo đó âm khí càng nặng nề, không hề tốt cho sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành.
Nếu căn bếp không có nhiều không gian mở, cần lắp máy hút khói dầu mỡ, nếu có cửa sổ hoặc quạt thông gió thì càng tốt.
Sự ngăn nắp
Phòng bếp phải được duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và không bị hấp hơi nước. Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp.
Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình.
Vòi nước trong phòng bếp
Cùng với lửa, nước là thứ cần thiết nhất nhì trong nhà bếp. Nhưng quan niệm Thủy khắc Hỏa sẽ làm cho nước lửa trong nhà bếp luôn xung khắc. Vậy làm sao để Thủy Hỏa trong nhà bếp được cân bằng và hợp lý? Nên lựa chọn vị trí vòi nước là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-loc”]Tài lộc[/a] nhà bạn.
Vì vậy, không nên đặt vòi nước quá gần bếp đun sẽ gây xung khắc. Quan niệm dân gian cho rằng nếu để nước gần bếp đun sẽ nhấn chìm “ông bà Táo”. Cũng không nên đặt vòi nước đối diện bếp đun khiến Thủy – Hỏa đối nhau gây xung khắc khiến gia đình luôn bất hòa.
Nhà bếp nên đặt ở phía sau ngôi nhà
Nhà bếp nên đặt ở phần nửa sau của ngôi nhà, không đặt ở phía trước. Bởi vì bếp là nơi nấu nướng thức ăn, sẽ sinh ra dầu khói và nhiệt khí nhất định, nếu vừa vào cửa đã thấy bếp, không những không tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn không hợp vệ sinh.
Nhà bếp nên vuông vắn bốn phía
Căn phòng không theo những quy tắc không chỉ không được dùng làm phòng khách, phòng ngủ, mà còn không được dùng làm nhà bếp. Khu vực này là nơi cả gia đình chế biến món ăn, vị trí quan trọng để người nhà bổ sung dinh dưỡng và tinh khí, vì thế nhà bếp đặc biệt phải chú ý tụ gió tích khí, cần bốn phía vuông vắn. Căn phòng không theo quy tắc nếu dùng làm bếp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người nhà.
Nhà bếp nên gần sát phòng ăn
Vị trí của nhà bếp gần sát với phòng ăn là lựa chọn lý tưởng nhất, như vậy với tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người nhà. Vị trí của phòng ăn và nhà bếp nếu cách quá xa, trước tiên không tiện cho sinh hoạt, món ăn sẽ vì khoảng cách xa mà nguội. Tiếp đến, vì nhà bếp và phòng ăn vốn cùng gốc rễ, nếu cách nhau quá xa, “khí” liên kết không thông, chứng tỏ vận khí trong nhà lúc tốt lúc xấu.
Độ mở của cửa nhà bếp nên vừa phải
Độ mở của cửa phòng bếp là một khâu quan trọng trong trang trí ngôi nhà. Độ mở của cửa nhà bếp là chỉ khoảng cách hẹp nhất sau khi khung cửa chính hoàn thành. Chiều rộng thông thường của nhiều cửa là 0,7-0,8m, tuy nhiên kích thước này không nên dùng cho cửa nhà bếp, phải nghĩ cách điều chỉnh. Nếu có điều kiện, có thể tăng chiều rộng cửa bếp lên 0,8-0,9m, độ cao tốt nhất của cửa nhà bếp là 1,98m.
Những vật dụng dùng cho nhà bếp
Những vật dụng cần thiết trong nhà bếp cũng rất cần thiết. Như máy giặt không nên đặt trong nhà bếp gây sự ẩm ướt, dễ trượt té cho người làm bếp. Các vị trí dao, thớt cần cất gọn an toàn tránh để chỗ dễ rơi rớt, gây nguy hiểm cho người trong nhà, đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em.
Đặc biệt, tủ lạnh thường hay được đặt trong bếp vì sự tiện lợi, lấy và cất đồ ăn, sắp xếp gia vị… Tuy nhiên không nên để tủ lạnh ở hướng Nam, hướng Bắc, là những hướng kỵ với bếp lửa.
Tủ lạnh cũng không nên đặt đối diện bếp nấu, vì tủ lạnh đại diện cho sự cất giữ, duy trì sự sống mà để đối diện với lửa thuộc hành Hỏa mọi thứ như tiền tài, sức khỏe rất dễ bị lửa thiêu cháy.
Nhà bếp nên đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam
Nhà bếp đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam là đại cát. Bởi vì phía Đông là hướng mặt trời mọc, tạo ra cảm gicas ấm áp cho căn bếp. Nhà bếp vốn là nơi khói lửa, thuộc Hỏa; Đông là quẻ Chấn trong Bát Quái, Chấn thuộc Mộc; Đông Nam là quẻ Tốn trong Bát Quái, Tốn cũng thuộc Mộc, Mộc Hỏa tương sinh, có lợi cho sức khỏe và [a link=”https://dongkhai.com/tag/tai-van”]Tài vận[/a] của người nhà.
Nhà bếp nên đặt ở bốn hung phương của quẻ bản mệnh
Nhà bếp nên đặt ở bốn hung phương của quẻ bản mệnh chủ nhân, như vậy mới có lợi cho việc áp chế dòng khí không tốt cho gia trạch, bởi vì dương khí do lửa lò sinh ra có thể điều hòa uế khí không tốt ở hung phương, cải thiện hiệu quả [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] của nó.
Mệnh [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] của ngôi nhà nên tương sinh với vị trí nhà bếp
Mệnh [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] của ngôi nhà nên tương sinh với vị trí nhà bếp. Ví dụ: nhà bếp hoặc vị trí bếp nấu của chủ nhà Nhất bạch mệnh nên ở phương vị Càn, Đoài, Chấn, Tốn, bởi vì Nhất bạch thuộc quẻ Khảm, là Thủy, Càn và Đoài thuộc Kim, là Kim sinh Thủy; Chấn và Tốn thuộc Mộc, là Thủy sinh Mộc.
Cửa nhà bếp nên cách xa cửa phòng ngủ
Khi thiết kế cửa nhà bếp và phòng ngủ, phải cố gắng để khoảng cách giữa hai nơi xa nhau một chút, đặc biệt là không nên đối diện nhau. Nếu giữa nhà bếp và phòng ngủ chỉ cách nhau bởi một hành lang, hơn nữa cửa nhà bếp lại đối diện với cửa phòng ngủ, khí uế bẩn trong nhà bếp và nhiệt lượng cao sinh ra từ nhà bếp sẽ liên tục xộc vào phòng ngủ, gây tổn hại cho cơ thể.
Trần nhà của nhà bếp nên chọn loại bằng phẳng
Trang trí trần nhà của nhà bếp nên chọn loại bằng phẳng, trong đó có hai lý do. Một là, trần nhà bằng phẳng về màu sắc có cái để lựa chọn, người ở có thể dùng màu đặc biệt để trang trí cho nhà bếp của mình, đem đến tâm trạng tốt cho bản thân; điều thứ hai quan trọng nhất là trần nhà như thế sẽ rất sạch sẽ. Nhà bếp luôn khó việc sinh ra rất nhiều khói dầu, kể cả số lần bạn nấu cơm có ít đi nữa, sau 1-2 năm sẽ nhận thấy màu sắc của trần nhà bếp phai nhạt đi nhiều. Khi lau chùi, trần nhà là một công trình rất quan trọng, bởi vì gần như có 70-80% lượng dầu khói sẽ ở trên đó.
Trong nhà bếp nên có ánh sáng đầy đủ
Ánh sáng đầy đủ trong nhà bếp đại diện cho tài khí trong nhà dồi dào, ánh sáng không đủ sẽ bất lợi cho vận khí người nhà. Trong nhà bếp nên mở cửa sổ để mặt trời chiếu vào, nhìn từ góc độ phong thủy, ánh mặt trời chính là hy vọng. Khi mở cửa sổ vừa bảo đảm đón ánh sáng của nhà bếp, lại có lợi cho tập trung tài khí của gia đình, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.
Cửa thoát gió của nhà bếp nên đặt ở vị trí cao
Cửa thoát gió của nhà bếp nên đặt ở vị trí cao, để không khí từ dưới thấp đi lên cửa gió, lại từ cửa thoát gió trên cao thoát ra ngoài, làm cho không khí được thay thế đầy đủ, phù hợp với quy luật lưu thông khí áp, đảm bảo tính khoa học, hợp lý.
Chất liệu trang trí nhà bếp nên dễ lau chùi
Nhà bếp nên dùng các chất liệu như gạch sứ, tấm nhựa nhôm, tấm inox để trang trí. Bởi vì nhà bếp có rất nhiều dầu khói, đặc biệt là một số nơi thích phương thức nấu nướng là rán, xào, dầu khói vết bẩn trong nhà bếp nhiều vô cùng. Vì thế, tường bốn phía nên lát gạch sứ, tấm nhựa nhôm, tấm inox trơn bóng, chủ yếu là vì dễ lau chùi dầu khói cáu bẩn, bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
Hiện nay, trên thị trường có đủ loại gạch sứ, phải chọn loại dễ làm sạch, bảo dưỡng tốt làm chất liệu thường xuyên sử dụng cho tường nhà bếp. Chất liệu này không sợ ăn mòn PH, bình thường chỉ cần xối nước rửa lau khô là được, duy có gạch sứ phải chú ý trong khe rãnh của nó dễ để lại vết bẩn.
Thiết kế kết cấu nhà bếp nên thuận tiện cho việc sử dụng
Không gian của nhà bếp có hạn, vị trí của bếp nấu, cách bài trí chậu nước và kệ tủ, bếp gas đều phải sắp xếp thống nhất. Thiết kế kết cấu bên trong nhà bếp xếp theo trình tự quy trình, suy xét đầy đủ các chức năng cơ bản của nhà bếp là rửa, nấu ăn, chế biến, cất đồ. Chú ý các nhân tố như chiều rộng, độ cao của bàn thao tác và chiều sâu, độ cao của tủ treo, để bảo đảm người nhà làm đồ ăn trong bếp và tính thuận tiện của hoạt động.
Cửa bếp nên quay về hướng sinh khí của chủ nhân
Cửa bếp vốn là chỉ lối đưa củi vào bếp lò, với bếp gas hiện đại là cửa vào của khí gas, nằm ở phía sau công tắc đánh lửa. Cửa bếp nên cố gắng quay về hướng sinh khí của nam hoặc nữ chủ nhân. Nếu vì hạn chế trong thiết kế nhà bếp, không thể quay cửa bếp về bất kỳ một cát phương nào trong nhà, tốt nhất nên nghĩ cách quay cửa bếp về phương Diên niên của mẹ, như thế sẽ có tác dụng thúc đẩy hài hòa trong quan hệ gia đình.
Bếp nấu nên có chỗ dựa
Bếp nấu cũng cần dựa núi, chính là tường. Tường có thể chặn gió thổi từ bốn phía thổi lại, đồng thời cũng tránh được dầu mỡ bắn ra khi nấu nướng ảnh hưởng tới vệ sinh ngôi nhà. Ngoài ra, nếu phía sau có tường dựa, tương đương với núi dựa trong phong thủy, người nhà sẽ có quý nhân phù trợ. Trái lại, nếu đặt bếp nấu ở chính giữa, bốn mặt không có chỗ dựa thì không nên.
Bếp nấu nên đặt ở chỗ ẩn gió tụ khí
Bếp nấu nên đặt ở chỗ ẩn gió tụ khí, ngôi nhà như thế có thể hưng vượng lâu dài, tiền tài càng tích càng nhiều. Hơn nữa, chỗ ẩn gió tụ khí có thể tránh được gió thổi từ bốn phía lại ảnh hưởng tới lửa cháy, có lợi cho việc nâng cao chất lượng nấu nướng và gia vận.
- Xem các bài viết hay khác tại: https://dongkhai.com/
- Linh hồn của các con số sim phong thủy sim số đẹp [a link=”https://dongkhai.com/tag/phong-thuy-2″]Phong thủy[/a] là gì?