Hiện nay, sản xuất mì ăn liền đang là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Sự phát triển của ngành công nghiệp này càng phát triển kéo theo nhu cầu xử lý nước thải càng cao. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền với giá thành hợp lí, diện tích lắp đặt nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn thải đạt quy chuẩn của nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, Công Ty Môi Trường SGC xin đưa ra một số quy trình xử lý nước thải mì ăn liền để quý doanh nghiệp tham khảo.
Đặc trưng của nước thải sản xuất mì ăn liền.
Nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền có chứa hàm lượng dầu mỡ cao, giàu chất hữu cơ, nhiều chất rắn lơ lửng…Hàm lượng chất hữu cơ quá nhiều gây suy giảm nồng độ oxi hòa tan, dầu mỡ sẽ gây cản trở sự trao đổi giữa khí và nước, chất rắn lơ lửng là mất mỹ quan, gây hiện tượng lắng đọng, tạo điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí phát triển, gây mùi hôi thối….Các hiện tượng trên sẽ gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh, các loài động vật, con người và tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền lý nước thải mì ăn liền:
Nước thải từ các nguồn phát sinh được nhà máy thu gom qua cho qua mương dẫn, tại mương dẫn có đặt song chắn rác thô nhằm để loại bỏ những rác lớn ( cành khô, lá cây, túi nilon…) để có thể giảm thiểu hư hỏng hệ thống bơm nước và ảnh hưởng đến các công trình đơn vị phía sau. Sau đó nước thải được đưa qua bể tách dầu mỡ . Tại đây bể hoạt động theo nguyên tắc tách bằng trọng lực, thời gian để lưu nước tại bể khoảng 0,5-1h.sau thời gian được lưu trong bể các thành phần mỡ nổi lên bề mặt bể và nó được vớt bằng tấm gạt mỡ nổi về bên của bể.
Nước thải từ bể tách dầu mỡ được đưa qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng nước thải phù hợp với các công trình phía sau. Bể điều hòa được lắp đặt một hệ thống máy khuấy chìm nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải tránh trường hợp xảy ra quá trình kỵ khí trong bể.
Tiếp theo đó nước thải mì ăn liền được tiếp tục được bơm qua cụm bể hóa lý cùng với hóa chất và được khuấy trộn bằng motor để thực hiện phản ứng keo tụ tạo bông. Sau quá trình phản ứng xảy ra , các bông cặn được hình thành và kết dính lại với nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và được giữ ổn định nhờ năng lượng khuấy trộn.
Sau khi qua cụm bể hóa lý nước thải được bơm lên bể tuyển nổi để tách phần dầu mỡ còn lại và xử lí nước thải mì ăn liền hoàn toàn lượng cặn lơ lửng khó lắng bằng tác dụng của dòng khí đi từ dưới bể. Bọt khí nhẹ sẽ lôi theo những chất rắn lơ lửng khó lắng từ mẫu nước thải trên bề mặt, tại bề mặt vể bọt khí có lẫn cặn được tách qua bể đựng bùn.
Vì nước vẫn chưa đạt yêu cầu xả thải nên nước thải được tiếp tục qua bể trung gian rồi đưa qua bể kỵ khí UASB. Bùn hoạt tính lỵ khí hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành nước. Phần lớn bùn lắng xuống đáy bể và được lấy ra định kì,,, tại bể kỵ khí UASB quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra làm giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.
Nước thải mì ăn liền từ bể UASB theo hệ thống máng rang cưa thu nước chảy qua bể trung gian để bơm lên bể SBR. Trong bể SBR thực hiện phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng, quá trình nitrat hóa xảy ra trong giai đoạn sục khí, và làm giảm lượng nito trong nước thải với quá trình khuấy trộn thiếu khí để khử nitrat. Sau một thời gian sục khí , nước sẽ được lắng ngay trong bể, phần nước trong sẽ chảy qua bể khử trùng.
Tại bể khử trùng nước sẽ được khử trùng bằng NaOCl trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Lượng bùn trong bể UASB Và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bùn sau khi bơm đầy vào sẽ được để yên. Bùn tách làm 2 phần: phần đặc lắng xuống đáy và được đưa sang thiết bị tách bùn, còn phần lỏng ở trên được đưa lại hố thu. Bùn được đưa vào ngăn trộn của thiết bị tách bùn cùng với polymer và được ép. Phần nước sẽ chảy về hố thu.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.
,