Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành có truyền thống lâu đời nhất ở TPHCM. Đây là ngành mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề do trong thành phần nước thải chứa nhiều loại chất độc hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ men, chất oxy hóa…
Vì mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng rất khác nhau nên công nghệ xử lý tương ứng cũng khác nhau. Do đó, các loại phải tách riêng và xử lý sơ bộ loại trừ các tác nhân độc hại đối với vi sinh rồi nhập chung xử lý bằng sinh học.
Hãy cùng Công Ty Môi Trường SGC tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được quy trình xử lý nước thải nghành dệt nhuộm hiệu quả nhất nhé.
Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm
Nước thải nghành dệt nhuộm phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất. Theo các chuyên gia nước thải ngành dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong các ngành công nghiệp.
Thành phần nước thải nghành dệt nhuộm phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Thành phần tính chất nước thải nghành dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm rất phức tạp và đa dạng bởi trong ngành dệt nhuộm sử dụng hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men, chất ô xy hóa, …
Vì thế, nước thải nghành dệt nhuộm bị ô nhiễm nặng, độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ cao hơn nhiều so với quy chuẩn quy định.
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các tạp chất chứa ni tơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (trung bình là 6% khối lượng sơ sợi).
Hóa chất sử dụng như: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,… các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất giặt tẩy.
Công nghệ của hệ thống xử lý nước thải nghành dệt nhuộm
Trong công nghệ này, nước thải nghành dệt nhuộm từ các công đoạn sẽ được thu gom tại các bể riêng. Nước thải hoạt tính được tiến hành keo tu bằng phèn sắt với pH là 10 – 10.5, hiệu quả khử COD là 60 – 85%. Nước thải sunfua keo tụ ở pH khoảng 6, hiệu quả khử COD là 70%. Riêng nước thải tẩy sẽ được tiến hành trung hòa nhằm đưa pH về 6.5. Khi đó, H2O2 sẽ được phân hủy thành O2 bay lên gây ra bọt đồng thời hồ sẽ được tách ra khỏi nước. Từ đây, nước tẩy sẽ được đưa vào bề trộn cùng với nước sau lắng của nước thải hoạt tính và nước thải sunfua.
Bể trộn vừa đóng vai trò điều hòa chất lượng nước thải, vừa là nơi hiệu chỉnh pH cho quá trình lọc sinh học kị khí tiếp theo. Ở bể lọc kỵ khí, một phần chất hữu cơ bị phân hủy thành khí biogas hoặc chuyển hòa thành những hợp chất dễ phân hủy hơn và sẽ được tiếp tục oxy hóa sinh học trong bể aerotank. Hiệu quả khử COD của quá trình sinh học khoảng 80-90%. Xử lý nước thải sinh học vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên phải tiến hành xử lý bậc cao bằng biện pháp keo tụ. Phần bùn thải ra từ các bể lắng sẽ được đưa vào máy ép bùn. Nước tách bùn được quay trở lại bể trộn, bùn sau ép được đưa đi chôn lấp.
Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.