Các yếu tố vi khí hậu gồm các thông số của môi trường không khí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt.
– Cơ thể người có nhiệt độ không đổi khoảng 37 ± 0,50C là nhờ hai quá trình điều nhiệt hoá học và lý học dưới sự điều khiển của trung tâm điều nhiệt trong não người.
Quá trình điều nhiệt hoá học là quá trình biến đổi sinh nhiệt trong cơ thể người do sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng, quá trình này tăng khi nhiệt độ thấp và lao động nặng, giảm khi nhiệt độ cao.
– Quá trình điều nhiệt lý học là các quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và môi trường, gồm: nhiệt bức xạ, nhiệt đối lưu, nhiệt dẫn truyền và nhiệt bay hơi mồ hôi. Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể.
* Những tác hại của vi khí hậu xấu tới sức khoẻ
a. Tác hại của vi khí hậu nóng
– Ở nhiệt độ cao cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân do mất nước và mất cân bằng điện giải do mất ion K, Na, Ca, I và vitamin các nhóm C, B, PP. Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng, độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để thải nhiệt. Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: giảm chú ý, phối hợp động tác, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ.
– Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằng nhiệt: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 – 410C, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải.
b. Tác hại của vi khí hậu lạnh
– Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da <330C. Nhịp tim. nhịp thở giảm, nhưng mức tiêu thụ oxi lại tăng nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều. Khi bị lạnh nhiều cơ vân, cơ trơn đều co lại, rét run, nổi da gà nhằm sinh nhiệt.
– Lạnh cục bộ làm co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm giác sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên…lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch, gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp.
c. Tác hại của bức xạ nhiệt
– Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hoặc với kim loại nung nóng, nóng chảy, Người Lao Động bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ nhiệt hồng ngoại và tử ngoại. Tia hồng ngoại có khả năng gây bỏng, phồng rộp da, đâm xuyên qua hộp sọ, hun nóng tổ chức não, màng não gây các biến đổi làm say nắng. Tia hồng ngoại còn gây bệnh đục nhân mắt, sau nhiều năm tiếp xúc làm thị lực giảm dần và có thể bị mù hẳn.
– Tia tử ngoại (trong quá trình hàn, đúc…) gây bỏng da độ 1-2, với liều cao gây thoái hoá và loét tổ chức. Tia tử ngoại gây viêm màng tiếp hợp cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường đó là bệnh đau mắt của thợ hàn, thợ nấu thép. Nếu bị tác dụng nhẹ, lâu ngày gây mệt mỏi, suy nhược, mắt khô, nhiều rử, thị lực giảm, đau đầu, chóng mặt. kém ăn.
Mùa | Loại lao động | Nhiệt độ không khí (oC) | Độ ẩm không khí (%) | Tốc độ chuyển động không khí (m/s) | Cường độ bức xạ nhiệt (W/m2) | |
Tối đa | Tối thiểu | |||||
Mùa lạnh | Nhẹ | 20 | ≤ 80 | 0,2 0,4 | 35- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể người | |
Trung bình | 18 | |||||
Nặng | 16 | 0,5 | 70- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể người | |||
Mùa nóng | Nhẹ | 34 | ≤ 80 | 1,5 | 100- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể người | |
Trung bình | 32 | |||||
Nặng | 30 |
* Các biện pháp kiểm soát vi khí hậu xấu
– Giá trị giới hạn tiêu chuẩn cho phép của các thông số vi khí hậu tại vị trí làm việc (Theo TCVN 5508-2009 và quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).
* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu nóng:
– Cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở vị trí nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt cao
– Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở vị trí lao động bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.
– Dùng màn nước để hấp thụ các các tia bức xạ ở trước cửa lò nung.
– Bố trí sắp đặt hợp lý các lò luyện và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi công nhân thao tác.
– Thiết kế, sử dụng, bảo quản hợp lý hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí.
– Cần qui định chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp.
– Tổ chức nơi nghỉ cho người lao động làm việc ở vị trí có nhiệt độ cao.
– Tổ chức chế độ ăn, uống đủ và hợp lý.
– Cần trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng hiệu quả.
– Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ hàng năm để phát hiện người lao động mắc một số bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, bệnh thận, hen, lao phổi, các bệnh nội tiết, động kinh, bệnh hệ thần kinh trung ương.
* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu lạnh:
– Tổ chức che chắn, chống gió lùa, sưởi ấm đề phòng cảm lạnh
– Trang bị đầy đủ quần, áo, mũ, ủng, giày, găng tay ấm cho người lao động.
– Quy định tổ chức chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý.
– Khẩu phần ăn đủ mỡ, dầu thực vật (35- 40% tổng năng lượng)
Xem thêm:
,